Những người thích… dương tính

Diendandoanhnghiep.vn Trong khi ai cũng mong mình có một kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19, thì lại có những người tự ý biến kết quả từ âm tính thành dương tính giả.

Theo đó, ngày 19/9/2021 vừa qua, chính quyền huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông đã phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với một cá nhân nam 41 tuổi tên N.V.K vì hành vi chia sẻ thông tin bịa đặt gây hoang mang dư luận.

Cụ thể, chiều ngày 21/8, ông này có thực hiện test nhanh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Đức và nhận kết quả âm tính. Tuy nhiên, vì không muốn đi làm, ông đã sửa kết quả trên giấy từ âm tính thành dương tính, sau đó chụp ảnh trang xét nghiệm đã bị sửa, gửi cho kế toán công ty và một số người thân để có cớ nghỉ việc hợp tình hợp lý.

Nhận được tin tức từ em trai, người chị gái lập tức báo lên địa phương. Trung tâm Y tế huyện Cư Jút đã xuống xét nghiệm lại ông K và kết quả là âm tính. Sau đó mới vỡ lẽ chuyện ông K. tự ý sửa kết quả từ âm tính thành dương tính để không phải đi làm.

Theo cơ quan chức năng, việc cố ý sửa và chia sẻ thông tin sai sự thật về kết quả xét nghiệm vì mục đích cá nhân của ông K. đã ảnh hưởng đến thông tin tình hình dịch bệnh của địa phương, đồng thời gây hoang mang cho nhiều người.

Chuyện sửa kết quả ngược đời này không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà trên thế giới cũng đã ghi nhận một số vụ việc tương tự. Chẳng hạn, một vài học sinh tại Anh đã dùng nước cam để “hô biến” kết quả âm tính thành dương tính giả vào tháng 6 năm nay.

Theo một vài clip lan truyền trên mạng xã hội, các em nhỏ ở nước Anh đã dùng dung dịch axit để biến kết quả test từ âm tính thành dương tính. Và “dung dịch axit” này có thể đơn giản chỉ là nước cam, nước chanh, hoặc nước uống có ga - những thứ đồ uống quen thuộc có môi trường axit cao hơn cơ thể con người.

Trường Gatearch ở Liverpool, Anh đã phải cho học sinh khối 7, 8, 9, 10 nghỉ học ở nhà vì có một số ca dương tính. Mặc dù không có bằng chứng về việc học sinh của trường dùng nước cam để cho ra kết quả dương tính giả, thế nhưng trường vẫn gửi email cảnh báo phụ huynh về tình trạng này.

Trong đó, họ nhắc nhở phụ huynh cần cảnh giác khi con trẻ thực hiện test LFD, kết quả dương tính bằng LFD có thể bị làm giả, cần được khẳng định bằng test PCR.

Hiệu trưởng Gareth Jones cho biết: “Xu hướng này đã được chia sẻ rộng rãi trên rất nhiều trang mạng xã hội. Chúng tôi vẫn chưa có bằng chứng chứng tỏ học sinh của mình đã làm việc này. Tuy nhiên chúng tôi có trách nghiệm cảnh báo đến các bậc phụ huynh, đề nghị họ giám sát khi con mình tự làm xét nghiệm tại nhà. Ngoài ra, kết quả test nhanh cần được kiểm chứng bằng test PCR mới chính xác nhất”.

Giáo sư Hóa học Mark Lorch của Đại học Hull (Anh) đã công bố 1 bài báo giải thích cơ chế tại sao nước cam, chanh có thể tạo ra dương tính COVID-19 giả và cách phát hiện kết quả giả bằng phương pháp gian lận này. Nếu bạn đọc có hứng thú thì có thể tham khảo tại đây.

Rõ ràng, trong hai trường hợp nêu trên, dù là vì mục đích cá nhân như người đàn ông ở Đắk Nông, hoặc vì tò mò, cho vui (hoặc vì lý do gì khác) như những học sinh ở Anh, thì việc gian dối trong kết quả xét nghiệm Covid đều thực sự không tốt và không nên xảy ra. Nó sẽ gây nên nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến thông tin và quá trình phòng chống dịch của địa phương, đặc biệt trong tình hình dịch vẫn đang còn căng thẳng như hiện nay.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những người thích… dương tính tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714128226 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714128226 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10