Quảng cáo trên xe buýt TP HCM: Vì sao không hút doanh nghiệp tham gia?

Diendandoanhnghiep.vn Việc tổ chức đấu giá quảng cảo trên xe buýt còn cứng nhắc, hình thức quảng cáo chưa phù hợp nhu cầu doanh nghiệp... là một trong các lý do làm “ế ẩm” quảng cáo trên xe buýt ở TP HCM.

Quảng cáo trên xe buýt TP HCM ế ẩm, chưa thu hút được doanh nghiệp

Quảng cáo trên xe buýt TP HCM ế ẩm, chưa thu hút được doanh nghiệp

Nhiều lần đấu giá không thành

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP HCM nhiều lần tổ chức đấu giá quảng cáo trên hơn 2.000 xe buýt chạy trên các tuyển của TP HCM tuy nhiên không đạt được kết quả. Nhiều phiên đấu giá không có đơn vị, doanh nghiệp nào đăng kí tham gia.

Cụ thể, ngày 12/9/2017, Sở GTVT TP HCM thông báo phát hành hồ sơ đấu giá 2.082 xe buýt thông qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản TP HCM. Tài sản đấu giá là quyền khai thác quảng cáo trên 2.082 xe buýt, chia thành 4 gói trong thời hạn 3 năm, tổng giá trị gần 700 tỉ đồng.

Kết quả, Công ty Koa Sha Media Việt Nam (Nhật Bản) là đơn vị duy nhất tham gia đấu giá và đã trúng thầu quảng cáo gói 1. Ba gói còn lại chưa có nhà thầu nào đăng ký đấu giá và vẫn “ế” cho đến lần mở đấu giá thứ 2.

Trong lần đấu giá thứ 3, đơn vị tổ chức đấu giá đã phải chia nhỏ các gói thầu còn lại thành 8 gói. Tuy nhiên việc đấu giá ở lần thứ ba vẫn thất bại không thu được kết quả.

Vào gần đây nhất Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP HCM tổ chức đấu giá lần thứ 4 vào ngày 8/3/2019 tuy nhiên không nhận được hồ sơ nào của doanh nghiệp đăng kí tham gia. Việc tổ chức đấu gia bị trì hoãn lại để chờ hồ sơ đăng kí của các doanh nghiệp.

Được biết trong lần đấu giá quảng cáo trên xe buýt lần thứ 4 này, đơn vị tổ chức đã chủ động, chia nhỏ thành 11 gói đấu giá để phù hợp với năng lực của từng đơn vị có nhu cầu. Trong đó, gói thấp nhất gồm 5 tuyến và cao nhất 8 tuyến xe buýt. Các đơn vị tham gia đấu giá cũng có thể tùy chọn thời gian thuê quảng cáo 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm, thay vì cố định 3 năm như những lần trước. Tuy nhiên phiên đấu giá vẫn không thu hút được các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tham gia đấu giá.

Chưa phù hợp nhu cầu thị trường

Nhận định về các nguyên nhân dẫn đến việc đấu giá quảng cáo trên xe buýt ở TP HCM chưa thu hút được các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia, nhiều chuyên cho rằng một trong các lý do đó là việc tổ chức đấu giá chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ngoài ra do giá cả quảng cáo trên xe buýt quá cao so với các hình thức quảng cáo hiện đâị hiện nay trên mạng, truyền hình…

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quý Cáp, Chủ tịch Hội Quảng cáo TP HCM cho biết, với giá quảng cáo mà đơn vị tổ chức đấu giá đưa ra là cao và cách thức thực hiện không hợp lý là nguyên nhân chính khiến các gói thầu “ế” mãi không có người mua.

Ông phân tích: Thứ nhất, sản phẩm hiện nay thay đổi liên tục nên khách hàng chỉ có nhu cầu dán quảng cáo trong vòng vài tuần, cùng lắm là vài tháng. Nói nhu cầu quảng cáo ngoài trời giảm nhưng không có nghĩa là không có. Thực tế các DN đang có xu hướng chuyển sang quảng cáo trên taxi vì số lượng lớn, giá mềm, việc ký kết thực hiện trực tiếp với chủ phương tiện nên nhanh chóng và thay đổi dễ dàng.

Thứ hai, mức giá TP HCM đưa ra quá cao. Hà Nội là trung tâm quảng cáo lớn trên cả nước mà giá cũng chỉ bằng 20% so với giá Trung tâm quản lý giao thông công cộng đưa ra đấu thầu.

Cuối cùng, theo ông Cáp đánh giá gói thầu số 1 mà doanh nghiệp Nhật Bản trúng thầu là gói có vị thế tuyến tốt nhất, các gói thầu còn lại “xương xẩu” hơn nhiều.

Theo ông Cáp, “gói đã không “ngon” mà lại đưa giá cao thì doanh nghiệp hờ hững, đấu giá thất bại là đương nhiên. Nếu không thay đổi cách thức, dù có chia nhỏ thế nào đi nữa thì các gói thầu còn lại cũng không thể thoát ế”. Ông Cáp cảnh báo và đề xuất nhà nước không nên đem ra đấu giá việc quảng cáo trên xe buýt một cách cứng nhắc theo từng gói thầu, nên ký hợp đồng trực tiếp theo từng khả năng của các doanh nghiệp dựa trên mức giá giảm khoảng 50% so với giá đưa ra đấu thầu hiện nay.

Trong khi đó lý giải về việc ế ẩm quảng cáo trên xe buýt, ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP HCM cho biết, việc chưa có đơn vị nào đăng kí tham gia đấu giá  do các gói quảng cáo được chia chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đặt cọc trước ít nhất 5% giá trị khởi điểm của gói thầu cũng gây khó khăn về vốn cho nhiều doanh nghiệp. Hơn nữa, khi đấu giá doanh nghiệp phải đặt cọc thấp nhất 5% số tiền quảng cáo, nhưng nếu không tìm được khách hàng sẽ bị mất số tiền đặt cọc nên họ còn e dè.

Quảng cáo hiện đại chiếm ưu thế

“Hiện nay xu thế thị trường quảng cáo đã có sự thay đổi nhiều so với trước đây. Cụ thể thị trường quảng cáo trực tuyến, trên các website, mạng xã hội truyền hình... được ưa chuộng hơn và phát triển rất mạnh mẽ trong những năm qua. Các hình thức quảng cáo truyền thống trên xe buýt, nhà chờ hầu như không còn thu hút doanh nghiệp tham gia quảng cáo như trước.”

Ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP HCM

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng cáo trên xe buýt TP HCM: Vì sao không hút doanh nghiệp tham gia? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714385462 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714385462 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10