Quảng Ninh: Việc làm cho người khuyết tật còn nhiều khó khăn

Diendandoanhnghiep.vn Đa số doanh nghiệp không mặn mà tiếp nhận người khuyết tật vào làm.

Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn còn khoảng 3,22%. Nhiều lao động là học sinh, sinh viên sau đào tạo ra trường chưa có việc làm, gây ảnh hưởng lớn đến cơ hội có việc làm của người khuyết tật.

Số người khuyết tật có việc làm ổn định còn khiêm tốn

Theo thống kê, toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có hơn 19.000 người khuyết tật, trong đó số có khả năng lao động là 3.367 người nhưng số người khuyết tật có việc làm ổn định mới chỉ có 1.000 người. Số còn lại hoặc không có việc làm, hoặc có việc nhưng bấp bênh.

Nếu không có việc làm, người khuyết tật sẽ phải sống phụ thuộc, trở thành gánh nặng của gia đình và cộng đồng.

Nếu không có việc làm, người khuyết tật sẽ phải sống phụ thuộc, trở thành gánh nặng của gia đình và cộng đồng.

Mặc dù công tác hỗ trợ lao động học nghề được Quảng Ninh rất quan tâm. Nhưng đến nay tỉnh Quảng Ninh mới chỉ vận động thành lập được 10 cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, tạo việc làm cho 201 lao động khuyết tật.

Thu nhập của lao động khuyết tật đều rất thấp. Công ty CP May và In 27/7 Quảng Ninh (phường Cao Xanh, TP Hạ Long) có 52 cán bộ, nhân viên lao động thì 23 lao động là người khuyết tật. Ông Từ Đức Minh - Giám đốc Công ty cho biết: Trước đây, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam còn giao chỉ tiêu cho các đơn vị trong ngành đặt may quần áo cho công nhân tại công ty để tạo điều kiện thu nhập cho NKT nơi đây. Nhưng 2 năm nay không thấy đơn vị nào nữa. Công ty phải tự cạnh tranh. Tuy nhiên, với 40% lao động là người khuyết tật, sức khỏe yếu, năng suất lao động không cao, nên việc cạnh tranh với các đơn vị may mặc khác gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thu nhập của lao động, nhất là người khuyết tật rất thấp.

Cũng chung tình trạng trên, Công ty TNHH Nghề thủ công nhân đạo Quảng Ninh (phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả) chuyên về làm đồ gỗ, nhựa, có 12 lao động thì có tới 7 là người khuyết tật, thương binh. Thu nhập của lao động Công ty không cao, chủ yếu ăn theo sản phẩm sản xuất, bán được hằng tháng.

Với lao động bình thường, đào tạo sơ cấp may chỉ mất 6 tháng là có thể làm được. Nhưng với người khuyết tật thì phải mất hơn 1 năm. Năng suất lao động thấp, trình độ tay nghề không cao... cùng với việc không có quy định bắt buộc phải tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc, doanh nghiệp không mặn mà là đúng – đại diện doanh nghiệp có lao động là người khuyết tật chia sẻ.

Nhiều chính sách hỗ trợ

Được biết, mỗi năm, tỉnh Quảng Ninh đều bố trí kinh phí hỗ trợ lao động học nghề từ 10 - 15 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Quỹ việc làm dành cho người khuyết tật. Tính đến thời điểm hiện tại, Quỹ việc làm dành cho người khuyết tật là trên 14 tỷ đồng. Từ đó, hỗ trợ kinh phí cho 4 doanh nghiệp mua sắm thiết bị, vốn đầu tư nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất, tạo việc làm cho người khuyết tật.

Người khuyết tật làm việc tại

Người khuyết tật làm việc tại Công ty CP May và In 27/7 Quảng Ninh 

Ngoài ra, nhằm thực hiện công tác dạy nghề, tỉnh còn triển khai lồng ghép trong Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Trong những năm qua, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 838 người người khuyết tật, chiếm 24,89% tổng số người khuyết tật có khả năng lao động.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh còn triển khai và giải quyết đầy đủ, kịp thời chế độ trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Trung ương với 350.000 đồng/tháng, cao hơn mức quy định của Trung ương (270.000 đồng/tháng). Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ninh thực hiện giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 11.000 người khuyết tật.

Để triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật, tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật và Cục Bảo trợ xã hội tham mưu, trình Chính phủ ban hành chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp về hỗ trợ cơ sở vật chất thiết bị đào tạo và kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người khuyết tật, khi doanh nghiệp có cam kết giải quyết việc làm ổn định cho người khuyết tật. Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ năng tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp cho người khuyết tật.

Mặc dù, công tác hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật được tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm. Nhưng thực tế, hiệu quả vẫn còn hạn chế. Nếu không có việc làm, người khuyết tật sẽ phải sống phụ thuộc, trở thành gánh nặng của gia đình và cộng đồng. Vì vậy, việc chăm lo giải quyết việc làm cho người khuyết tật đòi hỏi các cấp, ngành và toàn xã hội phải quan tâm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Việc làm cho người khuyết tật còn nhiều khó khăn tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714441079 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714441079 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10