Quyết tâm di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp ra khỏi khu dân cư

Diendandoanhnghiep.vn Để góp phần đảm bảo môi trường, thời gian qua, Quảng Ninh đã nỗ lực thực hiện di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu dân cư.

>>> Quảng Ninh: Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường

Đây là giải pháp thiết thực góp phần đảm bảo môi trường, phòng chống cháy nổ, xây dựng đô thị văn minh.

Nỗ lực của các địa phương

Theo UBND TP Cẩm Phả: Thực hiện chủ trương của tỉnh về di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp (TTCN) có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc không còn phù hợp ra khỏi khu dân cư, TP Cẩm Phả đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc phục vụ công tác di dời; xây dựng kế hoạch thực hiện với nội dung, lộ trình có thứ tự ưu tiên cụ thể. Các cơ quan, đơn vị và phường, xã trên địa bàn thành phố cũng tích cực hướng dẫn các cơ sở hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để thẩm định, hỗ trợ và đôn đốc di dời theo quy định.

Thành phố đã tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng CCN phục vụ cho việc di dời. CCN Cẩm Thịnh do Công ty CP Công nghiệp Cẩm Thịnh làm chủ đầu tư được khánh thành, đưa vào sử dụng từ tháng 4/2019 với quy mô 75ha, trong đó có 31 ô đất dịch vụ và 238 ô đất công nghiệp, tổng mức đầu tư trên 739 tỷ đồng. 

CCN Phương Nam (TP Uông Bí) đã hoàn thiện hạ tầng (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

CCN Phương Nam (TP Uông Bí) đã hoàn thiện hạ tầng (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Tính đến nay, thành phố đã hoàn thành việc di dời các cơ sở TTCN gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch đô thị ra khỏi khu dân cư. Trong đó, 49 cơ sở đã di dời và hoạt động ổn định tại CCN Cẩm Thịnh, 10 cơ sở đang đầu tư nhà xưởng trong CCN, 160 cơ sở đã chuyển đổi ngành nghề, 216 cơ sở dừng hoạt động.

Cùng với đó, TP Uông Bí vừa khánh thành và đưa vào sử dụng CCN Phương Nam do Công ty CP Công nghiệp Cẩm Thịnh làm chủ đầu tư sau 4 năm thi công với trên 545 tỷ đồng. Đây là địa điểm phục vụ cho việc di dời cơ sở TTCN trên địa bàn thành phố.

Ông Bùi Xuân Tờ - Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp Cẩm Thịnh, cho biết: Cơ sở hạ tầng CCN đã đầu tư đồng bộ. Đơn vị đã bố trí quỹ đất để dành riêng cho các cơ sở TTCN trên địa bàn Uông Bí với giao thông thuận lợi, vị trí trung tâm, diện tích phù hợp. Doanh nghiệp cũng tạo thuận lợi tối đa về thủ tục cho các cơ sở di dời khi thực hành thuê đất, xây dựng nhà xưởng, sản xuất tại cụm; đồng thời phối hợp với ngân hàng hỗ trợ cho cơ sở vay vốn với số tiền tới 70% giá trị hợp đồng thuê đất.

Bên cạnh việc đưa CCN Cẩm Thịnh vào hoạt động, thành phố thường xuyên rà soát, thống kê cơ sở TTCN gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch đô thị ra khỏi khu dân cư; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách di dời đến các cơ sở. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở hoàn thiện thủ tục, hồ sơ, giấy tờ nhận hỗ trợ di dời theo chính sách. Hiện, toàn thành phố đã có 84 cơ sở đã dừng, chấm dứt hoạt động và chuyển đổi ngành nghề khác, 17/90 cơ sở đang hoạt động đã đăng ký thuê đất tại CCN Phương Nam.

Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí Nguyễn Đức Hòa (ngoài cùng, bên trái) kiểm tra, chỉ đạo việc di dời các cơ sở sản xuất vào CCN Phương Nam (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí Nguyễn Đức Hòa (ngoài cùng, bên trái) kiểm tra, chỉ đạo việc di dời các cơ sở sản xuất vào CCN Phương Nam (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Bà Vũ Thị Tư (khu An Hải, phường Phương Nam) cho biết: Gia đình tôi làm nghề xay xát gạo. Mặc dù đã đầu tư máy móc, thiết bị, bạt che chắn song việc xay xát gây tiếng ồn, bụi, ảnh hưởng đến người dân. Khi CCN Phương Nam đưa vào sử dụng, tôi đã đăng ký thuê 1.000m2 đất trong CCN Phương Nam để di dời. Cuối năm nay, chúng tôi sẽ hoàn thành xây dựng nhà xưởng, di dời máy móc, ổn định sản xuất.

Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng việc di dời các cơ sở TTCN hiện vẫn còn những vướng mắc. Trong đó, phần lớn cơ sở không có đầy đủ thủ tục pháp lý để làm cơ sở xem xét hỗ trợ; chi phí thuê mặt bằng tại CCN phải chi trả một lần khiến cơ sở gặp khó khăn về tài chính; nhiều cơ sở gặp khó khăn về vốn, sản xuất, kinh doanh do tác động của nền kinh tế; hình thức mạnh xử lý các cơ sở gây ô nhiễm; một số ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (sản xuất hợp chất dung môi hữu cơ dùng để pha chế sơn, véc-ni, mực in..) nhưng không thuộc danh mục ngành nghề phải di dời... 

Sớm hoàn thiện hạ tầng

Nhằm tháo gỡ vướng mắc từ thực tế, đẩy nhanh tiến độ di dời cơ sở TTCN, góp phần bảo vệ môi trường, tỉnh tiếp tục có những giải pháp tháo gỡ. Dự kiến đầu tháng 4 này, tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 201/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở TTCN gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch phải di dời trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Trong đó, sẽ kiểm điểm, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện; giải quyết dứt điểm những vướng mắc để công tác này được triển khai hiệu quả. 

Được biết, trong đợt 1 sẽ có 93 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TP Uông Bí thuộc diện phải di dời vào CCN Phương Nam. Thời gian hoàn thành việc di dời chậm nhất là đến 1/12/2025. Hiện nay, lãnh đạo các phòng, ban chức năng của TP Uông Bí đã gặp gỡ, thông tin đến chủ các cơ sở về kế hoạch di dời, đồng thời triển khai việc tiếp nhận, rà soát hồ sơ đề nghị hỗ trợ của chủ cơ sở để thẩm định, trình UBND thành phố xem xét, quyết định phê duyệt hỗ trợ kinh phí theo quy định.

Bà Nguyễn Thị Oanh - đại diện lãnh đạo Công ty CP Trình Anh (khu Tre Mai, Phường Nam Khê) cho biết: Công ty thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2004, ngành nghề chuyên về sản xuất, gia công cơ khí, kết cấu thép, sản xuất nội thất. Diện tích nhà xưởng chỉ khoảng 500m2 rất chật hẹp lại nằm trong khu dân cư, nên việc mở rộng là rất khó khăn. Vì vậy khi được chính quyền địa phương thông tin về Dự án CCN Phương Nam sắp đi vào hoạt động, công ty đã đăng ký thuê diện tích 5.000m2 tại đây để làm nhà xưởng, mở rộng quy mô phát triển sản xuất.

CNN Cẩm Thịnh (TP Cẩm Phả) hiện đã có 59 cơ sở TTCN thuộc di dời đã và đang vào hoạt động (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

CNN Cẩm Thịnh (TP Cẩm Phả) hiện đã có 59 cơ sở TTCN thuộc di dời đã và đang vào hoạt động (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Mong muốn ngoài chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 201/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của HĐND tỉnh thì chủ đầu tư CCN và UBND TP Uông Bí cũng cân nhắc đưa ra khung giá thuê đất ưu đãi phù hợp với điều kiện tài chính, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

“CCN Phương Nam sẽ là bước đệm cho KCN Phương Nam trong tương lai gần, kết hợp với những dự án sẵn có như đường 10 làn xe, đường Yên Tử kéo dài, QL10, sẽ tạo động lực cho kinh tế của TP Uông Bí phát triển bền vững trong những năm tới đây.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, việc hoàn thiện hạ tầng CCN Phương Nam còn là điều kiện quan trọng để thành phố thu hút các dự án đầu tư mới, đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.” - Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí Nguyễn Đức Hòa chia sẻ.

Theo thông tin từ chủ đầu tư CCN Phương Nam, dự kiến trong năm 2024, sau khi hoàn thiện thủ tục cấp phép đầu tư, một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ triển khai xây dựng nhà xưởng sản xuất tại đây. Đây cũng là tiền đề quan trọng để TP Uông Bí tiếp tục thu hút thêm dự án đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó, tạo ra những động lực tăng trưởng mới cho thành phố.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quyết tâm di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp ra khỏi khu dân cư tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714446912 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714446912 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10