Số liệu thống kê đang trở thành nguồn tài nguyên quý giá

Diendandoanhnghiep.vn Số liệu thống kê hiện nay không còn là những con số khô khan mà đang trở thành nguồn lực, nguồn tài nguyên vô cùng quý giá.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận trực tuyến về Luật Thống kê (sửa đổi), chiều 25/10.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê.

Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường, số liệu thống kê vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi tất cả các quyết sách phải kịp thời, nhanh chóng. Trong phòng, chống dịch vừa qua, cho thấy rất rõ điều này.

Chúng ta không thể dùng những số liệu thống kê báo cáo trước đó một quý để đưa ra các quy định, mà phải là những con số nóng, kịp thời, từng ngày, từng giờ. Trong kinh doanh cũng như vậy, bộ phận quản trị khách hàng chỉ cần nắm được thông tin của khách hàng như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email... Những thông tin này tưởng đơn giản nhưng lại có thể bán hoặc gửi cho những người làm tiếp thị giới thiệu sản phẩm.

Do đó, ĐBQH Hoàng Văn Cường kỳ vọng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê sẽ luật hóa việc kê khai cung cấp những thông tin thống kê bằng công nghệ số, để hình thành nên kho dữ liệu quốc gia về tất cả những thông tin kinh tế-xã hội.

Nếu làm được việc đó thì đây chính là tiền đề của việc chuyển đổi số quốc gia, là điều kiện tiên quyết để phát triển nền kinh tế số. Nếu chuyển từ phương thức thống kê truyền thống sang phương thức công nghệ số thì bất kể một sự biến động hay một sự thay đổi nào trên thực tế của kinh tế-xã hội ngay lập tức sẽ được cập nhật vào trong hệ thống thông tin quốc gia để hình thành lên các bộ dữ liệu số quốc gia.

“Khi đó, các cuộc điều tra thống kê truyền thống từ trước đến không còn cần thiết, vì độ chính xác không bằng hệ thống cập nhật số", ĐBQH Hoàng Văn Cường nói.

Với kho dữ liệu số, theo ĐBQH Hoàng Văn Cường bất kỳ một thời điểm nào, cơ quan thống kê cũng có thể chiết xuất được các chỉ tiêu thống kê mà các cơ quan nhà nước yêu cầu, thậm chí bất kể một cơ quan, một doanh nghiệp nào yêu cầu thì cơ quan thống kê cũng có thể cung cấp được ngay và không phải chỉ giới hạn 222 chỉ tiêu thống kê như trong dự thảo đã nêu.

Chính điều này đã khiến cho ĐBQH Hoàng Văn Cường cảm thấy "hụt hẫng". Vì hiện nay  vẫn thực hiện phương thức thu thập thống kê như trước đây, chỉ tập trung vào thay đổi các chỉ tiêu thống kê nâng từ 186 chỉ tiêu đến 222 chỉ tiêu thống kê quốc gia.

“Việc nâng thêm các chỉ tiêu quả thật là sự dũng cảm của ngành thống kê. Bởi chỉ cần thêm một chỉ tiêu thì việc tiêu tốn cho việc đó mất hàng nhiều tỷ đồng, và công sức của cán bộ thống kê sẽ phải bỏ rất nhiều nếu vẫn thực hiện các cách thống kê như từ trước đến nay”, ĐBQH Hoàng Văn Cường nói.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội).

ĐBQH Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội).

ĐBQH Hoàng Văn Cường đánh giá, nếu vẫn thực hiện và duy trì phương thức thống kê như cũ, chỉ thay đổi về đầu ra chỉ tiêu, với đòi hỏi của các bộ, ngành, cơ quan thống kê sẽ không thể thực hiện được. Khi đó, cán bộ thống kê vẫn cứ cần mẫn phải làm việc cặm cụi. 

Do đó, ĐBQH Hoàng Văn Cường đề nghị sửa đổi Luật Thống kê không chỉ dừng lại sửa đổi các chỉ tiêu thống kê, mà sửa đổi ngay từ phương thức thu thập các thông tin thống kê, sử dụng công nghệ số để hình thành lên các kho dữ liệu thống kê. Đây chính là sự khởi đầu cho chuyển đổi số quốc gia.

“Ngành thống kê nếu không đi đầu trong chuyển đổi số thì các ngành, lĩnh vực khác cũng rất khó chuyển đổi số. Đặc biệt, ngành thống kê không chuyển đổi số, không có các kho dữ liệu tự động thì cũng không thể thực hiện việc phát triển một nền kinh tế số như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra”, ĐBQH Hoàng Văn Cường bày tỏ.

Còn theo ĐBQH Vũ Hải Quân (TP.HCM), dữ liệu thống kê ngày càng có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và hoạch định chính sách, dự báo và hỗ trợ ra quyết định. Dịch bệnh COVID-19 là một minh chứng. 

ĐBQH Vũ Hải Quân cho biết, Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định đột phá về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, về đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, về đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, xã hội số. Nghị quyết số 16 của Quốc hội về phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025 cũng đặt chỉ tiêu kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.

Phiên họp trực tuyến của Quốc hội chiều ngày 25/10 - Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê.

Phiên họp trực tuyến của Quốc hội chiều ngày 25/10.

Như vậy, việc xây dựng các chỉ tiêu liên quan đến nguồn nhân lực, đến lĩnh vực CNTT và truyền thông cần bám sát các Nghị quyết”, ĐBQH Vũ Hải Quân nói.

Và để thực hiện được các mục tiêu này, ĐBQH Vũ Hải Quân đề nghị công khai hóa, cụ thể hóa các quy trình, điều kiện thu thập dữ liệu thống kê, phương pháp làm thống kê để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của các dữ liệu. 

Trong đó cần quan tâm phân cấp, phân quyền, đẩy mạnh hợp tác công-tư để thực hiện tốt công tác thống kê, như tận dụng tối đa hạ tầng CNTT, trí tuệ nhân tạo phân tích dữ liệu lớn để thực hiện khảo sát, lưu giữ và phân tích dữ liệu thống kê; tận dụng đội ngũ chuyên gia phân tích dữ liệu để có thể khai thác, cung cấp thông tin dự báo, phân tích, so sánh, hỗ trợ ra quyết định.

Cụ thể, cụ thể hóa các cách tính chỉ tiêu kinh tế số đạt khoảng 20% GDP theo Nghị quyết của Quốc hội. Hiện nay chúng ta mới chỉ quan tâm tới một số chỉ tiêu, như doanh thu dịch vụ CNTT, doanh thu dịch vụ nền tảng số và kinh doanh trực tuyến, doanh thu bưu chính viễn thông.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê.

Toàn cảnh phiên họp.

“Vậy kinh tế số có phải chỉ bao gồm các dịch vụ như vậy hay không? Sẽ thực hiện việc thống kê các chỉ tiêu này như thế nào, ngay cả việc xác định chính xác doanh thu của Google hay Facebook ở Việt Nam hiện nay cũng còn là một câu hỏi”, ĐBQH Vũ Hải Quân nói. 

Nên cụ thể hóa việc chi cho chuyển đổi số theo hướng xác định rõ tỷ lệ hợp tác công-tư trong đầu tư xây dựng và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, bởi phần mềm là một “cơ thể sống” do đó đòi hỏi cần phải có chi phí để vận hành, bảo trì.

Nếu không có nguồn thu từ việc vận hành bảo trì, sau một thời gian sử dụng, phần mềm sẽ tự chết, tư nhân sẽ luôn biết cách tạo ra nguồn thu và họ có thể sẵn sàng nền tảng với nhiều người dùng nên chi phí ban đầu thấp.

Về chỉ tiêu tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nên bổ sung mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Sự hài lòng của người dân mới phản ánh đúng tinh thần cải cách hành chính của chuyển đổi số, phá bỏ thế độc quyền, đẩy mạnh hợp tác công-tư chính là chìa khóa để thực hiện thành công chuyển đổi số.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Số liệu thống kê đang trở thành nguồn tài nguyên quý giá tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714108922 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714108922 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10