Tăng cường các giải pháp cơ cấu nợ

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia cho rằng, việc kéo dài chính sách cơ cấu nợ là cần thiết để giúp doanh nghiệp phục hồi trong bối cảnh đầy khó khăn hiện tại.

>> Thông tư 14/2021 tác động tới doanh nghiệp và nhà đầu tư ra sao?

Thông tư 14/2021/NHNN về cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay... chỉ còn hơn 1 tháng nữa là hết hiệu lực.

 Giá trị nợ đã được các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 23/1/2020 đến 7/2/2022 lên tới 630.000 tỷ đồng

Giá trị nợ đã được các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 23/1/2020 đến 7/2/2022 lên tới 630.000 tỷ đồng

Chính sách hỗ trợ hiệu quả

Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 14/2021/NHNN đã và đang giúp các doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh. Với các ngân hàng, chính sách này cũng giúp họ giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro, từ đó có thêm nguồn lực để giảm lãi vay, phí cho doanh nghiệp.

Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cũng ghi nhận, chính sách cơ cấu nợ như “máy trợ thở” giúp các doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Đặc biệt, chính sách này còn giúp doanh nghiệp không bị chuyển nhóm nợ xấu, nên có thể tiếp tục được vay mới để có dòng tiền duy trì sản xuất kinh doanh.

Số liệu thống kê cho thấy, lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến nay, giá trị nợ đã được các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ lên tới 630.000 tỷ đồng.

Kéo dài là hợp lý

Hiện có hai luồng ý kiến liên quan đến việc có nên kéo dài chính sách này hay không. Luống ý kiến thứ nhất cho rằng không nên kéo dài chính sách này bởi nền kinh tế đang trên đà phục hồi, trong khi việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Trong chuyến công tác mới đây tại Việt Nam, nhóm công tác của IMF cũng khuyến nghị, quy định về giữ nguyên nhóm nợ không nên kéo dài sau tháng 6/2022 vì nó có thể trì hoãn việc nhận diện và đánh giá các tài sản có vấn đề, làm trầm trọng thêm tình trạng phân bổ tín dụng không đúng, làm gia tăng rủi ro.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nền kinh tế đang trên đà phục hồi, nhưng khó khăn với doanh nghiệp chưa phải đã hết.

“Dù việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ sẽ khiến nợ xấu tích tụ càng nhiều, song chỉ nên dừng chính sách này theo từng lĩnh vực, bởi hiện tại còn nhiều lĩnh vực hoạt động vẫn khó khăn, phục hồi chậm; nếu không cơ cấu lại thì bên vay khó trả được nợ”, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, nhấn mạnh.

Hơn nữa, Chính phủ đã tiếp tục triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, trong đó đáng chú ý là gói hỗ trợ lãi suất 2% thực hiện trong hai năm 2022 và 2023. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, nên kéo dài chính sách cơ cấu nợ với thời gian tương ứng thì các chính sách mới đồng độ và phát huy tối đa hiệu quả. “Việc hỗ trợ lãi suất sẽ trở thành vô nghĩa nếu doanh nghiệp bị chuyển nhóm nợ thành nợ xấu”, một chuyên gia cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường các giải pháp cơ cấu nợ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714130469 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714130469 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10