[THẾ GIỚI THAY ĐỔI] Đổi mới sáng tạo hay là “chết”

THS Kinh tế Nguyễn Minh Huệ - Công ty TNHH dịch vụ Logistics RCS 29/04/2020 11:00

Sau thời gian đầu “sốc phản vệ” vì dịch COVID-19, doanh nghiệp buộc phải tìm ra phương thức tối ưu để duy trì hoạt động nếu không muốn chìm sâu vào khủng hoảng hay phá sản…

Thực tế, khi dịch được đẩy lên cao trào, nhiều doanh nghiệp đã thực sự hành động vì sự sống còn của mình.

Nhiều quốc gia đã đặt vấn đề mua bộ KIT xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 do Học viện Quân y phối hợp với công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Ảnh: S.T.

Nhiều quốc gia đã đặt vấn đề mua bộ KIT xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 do Học viện Quân y phối hợp với công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Ảnh: S.T.

Đại dịch tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới

Bằng kinh nghiệm, nhiều nhận định cho rằng, khủng hoảng kinh tế thường làm tăng tốc độ thay đổi trong mô hình kinh doanh, thúc đẩy giảm chi phí và giá. Trong khi đó, đại dịch dẫn tới sự ra đời của nhiều mô hình kinh doanh mới.

Nhưng rõ ràng nhìn lại các cuộc khủng hoảng về trước, dù là khủng hoảng về dịch bệnh, hay tài chính, hay suy thoái kinh tế thì cũng đã làm thay đổi quỹ đạo của chính phủ, kinh tế và doanh nghiệp. Đại dịch SARS năm 2002-2004 đã có vai trò xúc tác cho sự phát triển nhanh chóng của một công ty thương mại điện tử nhỏ lúc bấy giờ có tên Alibaba và đưa nó lên vị trí hàng đầu trong bán lẻ ở châu Á.

Alibaba tăng trưởng mạnh nhờ sự lo lắng tiềm ẩn xung quanh việc đi lại và tiếp xúc với con người, tương tự như sự lo lắng với COVID-19 của chúng ta hiện nay. 

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng tạo ra các tác dụng phụ đột phá đó là sự ra đời của Airbnb và Uber – nền kinh tế chia sẻ. Hay như mô hình kinh doanh video game cũng thay đổi nhanh chóng khi năm 2011 là sự trỗi dậy của mô hình chơi miễn phí một phần.

Với COVID-19, xã hội đã thấy những dấu hiệu sớm của sự thay đổi trong cách hành xử của người tiêu dùng
và doanh nghiệp. Các công ty công nghệ và phi công nghệ đang khuyến khích làm việc từ xa từ đó đã và đang tạo nên sự thúc đẩy làn sóng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Một số trong những thay đổi này là phản ứng trực tiếp, ngắn hạn đối với các cuộc khủng hoảng và sẽ trở lại mức độ thường xuyên sau khi có COVID-19. Tuy nhiên, một số thay đổi sẽ tiếp diễn, tạo ra đột phá dài hạn và sẽ định hình các doanh nghiệp trong nhiều thập kỉ tới.

Đại dịch SARS năm 2002-2004 đã có vai trò xúc tác cho sự phát triển nhanh chóng của Alibaba. (Bảng hiệu của Tập đoàn Alibaba bên ngoài Sở giao dịch chứng khoán New York. Ảnh: GETTY IMAGES)

Đại dịch SARS năm 2002-2004 đã có vai trò xúc tác cho sự phát triển nhanh chóng của Alibaba. (Bảng hiệu của Tập đoàn Alibaba bên ngoài Sở giao dịch chứng khoán New York. Ảnh: GETTY IMAGES)

Khi công nghệ thông minh dẫn dắt xu hướng

Một điều hiển nhiên là đại dịch và khủng hoảng kinh tế đều là chất xúc tác chứ không phải nguyên nhân dẫn tới những sáng tạo và đổi mới. Có thể dễ dàng nhận thấy đằng sau những tác động tiêu cực và nghiêm trong thì ở một góc nhỏ nào đó COVID-19 đang góp phần đẩy nhanh quá trình làm việc từ xa, giáo dục trực tuyến. Đây vốn là những chủ trương, tầm nhìn và xu hướng mà chúng ta muốn hướng tới nhưng bấy lâu nay thì lại trì trệ trong việc thực hiện triển khai.

Điều khó tiên đoán hơn là điều gì sẽ xảy ra một khi phần lớn lực lượng lao động không thể đến văn phòng và phải ngồi độc lập với nhau trong dài hạn. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, hiệu suất và sức khỏe tâm lý của nhân viên, do đó doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn sàng.

Đối với các công ty muốn đưa giao tiếp điện tử vào môi trường làm việc, có khá ít lựa chọn. Một số công ty khác vốn hoạt động theo mô hình làm việc từ xa như Github, Automatic có thể “xuất khẩu” kinh nghiệm, phân tích của mình để giúp các doanh nghiệp khác….

Về dài hạn, COVID-19 thay đổi cách doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong thập kỷ tới. Những công ty
tận dụng được thay đổi này sẽ thành công và người còn lại sẽ bị hủy diệt.

Đã nhiều nhận định cho rằng, sau đại dịch viêm phổi COVID-19, các nền tảng thương mại điện tử sẽ có xu hướng xây dựng hệ sinh thái phân phối riêng. Điều này được rút ra từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng từ Trung Quốc trong đai dịch.

Nhu cầu ấy sẽ đòi hỏi thế giới lập nên những nền tảng dựa trên các công nghệ phức tạp như 5G, tự động hóa, IoT và chuỗi khối để liên kết nhiều người mua với nhiều nhà cung cấp đáng tin cậy trên một chuỗi cung ứng. Ngoài ra, nhu cầu ấy cũng sẽ tạo ra tác động dây chuyền đối với việc ứng dụng công nghệ xe tự lái và thiết bị giao hàng tự động khi nhu cầu giao hàng cho thương mại điện tử sẽ vươn xa.

Có thể bạn quan tâm

  • [THẾ GIỚI THAY ĐỔI] COVID-19 đã thúc đẩy cấu trúc kinh tế mới

    [THẾ GIỚI THAY ĐỔI] COVID-19 đã thúc đẩy cấu trúc kinh tế mới

    11:00, 29/04/2020

  • [THẾ GIỚI THAY ĐỔI] “Đích ngắm” nhanh, mạnh trên nền tư duy mới

    [THẾ GIỚI THAY ĐỔI] “Đích ngắm” nhanh, mạnh trên nền tư duy mới

    11:00, 28/04/2020

  • “Thời gian vàng” để tái khởi động nền kinh tế

    “Thời gian vàng” để tái khởi động nền kinh tế

    14:00, 17/04/2020

  • Mở cửa trở lại nền kinh tế theo cách nào?

    Mở cửa trở lại nền kinh tế theo cách nào?

    11:00, 17/04/2020

  • [Tái khởi động nền kinh tế] Bài 1: Rà lại chuỗi giá trị

    [Tái khởi động nền kinh tế] Bài 1: Rà lại chuỗi giá trị

    07:00, 17/04/2020

  • Hệ thống y tế là

    Hệ thống y tế là "hệ quy chiếu" để quyết định số phận nền kinh tế

    05:00, 17/04/2020

  • Tái khởi động nền kinh tế ứng phó dịch COVID-19

    Tái khởi động nền kinh tế ứng phó dịch COVID-19

    08:33, 16/04/2020

Những nền tảng thương mại điện tử B2B như Alibaba hay Amazon sẽ có thể tiến đến việc sở hữu hệ sinh thái chuỗi cung ứng phức tạp hơn trong thập kỉ tới.

Bên cạnh đó còn là xu hướng đổi mới sáng tạo phát triển đô thị thông minh. Những đối tượng hưởng lợi từ phong trào đầu tư cho thành phố thông minh sẽ bao gồm chính phủ, các tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft, Cisco, Siemens và những công ty khởi nghiệp ở châu Âu và Mỹ.

Nhìn lại tại Việt Nam, bệnh dịch COVID-19 đang kích hoạt sự thích ứng và tạo ra nhiều sự ứng biến linh hoạt, đổi mới sáng tạo trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể như tập đoàn Vingroup đã nắm bắt cơ hội và thực thi sứ mệnh, sản xuất máy thở chuyên nghiệp và máy đo thân nhiệt. Để đáp ứng nhanh việc điều trị bệnh nhân trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, họ đàm phán để nhận chuyển nhượng bản quyền để sản xuất.

Hay như việc Việt Nam sản xuất thành công bộ kit real-time RT-PCR one step phát hiện SARS-CoV-2 do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp Công ty cổ phần công nghệ Việt Á thực hiện. Tính đến nay, theo báo cáo của đơn vị sản xuất, nhiều quốc gia, doanh nghiệp đã đặt vấn đề mua bộ kit do Việt Nam sản xuất. Đây được xem là thành tựu của ngành khoa học và công nghệ Việt Nam trước bão dịch.

Trong khi chưa thể dự đoán chính xác những tác động mà dịch bệnh COVID-19 sẽ để lại cho thế giới nhưng chúng ta biết rằng thế giới sau thảm họa này sẽ rất khác. Những đổi mới và thay đổi trong các xu hướng sẽ xuất hiện khi người tiêu dùng và doanh nghiệp nỗ lực bình thường hóa tác động về tâm lí và kinh tế trước dịch bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[THẾ GIỚI THAY ĐỔI] Đổi mới sáng tạo hay là “chết”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO