Thế lưỡng nan của bà Aung San Suu Kyi

Diendandoanhnghiep.vn Bà Aung San Suu Kyi - một biểu tượng vì hòa bình, tiến bộ của thế giới đương đại đã bị quân đội Myanmar bắt giữ!

Bà Aung San Suu Kyi là biểu tượng của hòa bình và tiến bộ của thế giới đương đại

Bà Aung San Suu Kyi là biểu tượng của hòa bình và tiến bộ của thế giới đương đại

Sau khi giành độc lập từ đế quốc Anh vào năm 1947 đất nước Miến Điện (hay còn gọi là Myanmar) có rất ít thời gian hưởng thụ hòa bình, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, phe phái quyền lực chính trị thường xuyên diễn ra.

Một phần của sự “nồi da nấu thịt” này là di sản để lại của phong cách cai trị mang dậm dấu ấn của người Anh-Ấn. Họ sử dụng quân đội và cảnh sát để duy trì quyền lực, tầng lớp tinh hoa là những người Miến Điện gốc Anh, Ấn Độ.

Tầng lớp thượng lưu quan chức mới do Anh tạo ra đại bộ phận là người Miến Điện gốc Anh với mô thức văn hoá chịu ảnh hưởng của Anh nhiều hơn là của Myanmar, điều này đã đặt ra nhiều vấn đề lớn cho quốc gia này sau khi giành độc lập.

Từ khi giành độc lập đến nay đất nước Myanmar trải qua nhiều cuộc đảo chính, tất cả đều xuất phát từ quân đội. Năm 1988 tướng Saw Maung lật đổ chính phủ dân sự, thành lập Uỷ ban Luật pháp Quốc gia và Vãn hồi Trật tự (SLORC).

Quân đội đã giữ trật tự cho cuộc bầu cử hòa bình diễn ra vào năm 1990, trong cuộc bầu cử này đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi thắng 392 trong tổng số 485 ghế nhưng phe quân đội bác bỏ kết quả!

Quân đội tiếp tục điều hành đất nước Myanmar, bà Suu Kyi lãnh đạo phe cấp tiến tiếp tục đấu tranh đòi dân chủ. Năm 2015 đảng của bà Suu Kyi một lần nữa giành chiến thắng áp đảo trong Tổng tuyển cử.

Tuy nhiên, Hiến pháp do quân đội soạn ra trước đó ngăn cấm bà trở thành Tổng thống do chồng và con trai bà mang quốc tịch nước ngoài. Người phụ nữ nhỏ bé mang tên Aung San Suu Kyi vẫn trở thành biểu tượng của hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới.

Bà được cộng đồng quốc tế ngợi ca, Liên Hợp Quốc ủng hộ tái thiết một đất nước Myanmar dân chủ, hòa bình, thịnh vượng. Song phe phái quân đội chưa bao giờ từ bỏ ý định kiểm soát quyền lực.

Đất nước Myanmar vẫn chìm ngập trong xung đột và bạo lực

Đất nước Myanmar vẫn chìm ngập trong xung đột và bạo lực

Liệu có một nền dân chủ đã sản sinh ở quốc gia Đông Nam Á? Nhiều vấn đề phải đặt dấu hỏi, bởi bà Suu Kyi tuy chiến thắng vang dội hồi năm 2015 nhưng hầu như bị kìm kẹp bởi bản Hiến pháp do quân đội soạn ra trước đó.

Thực chất, với vai trò “Cố vấn nhà nước” bà không thể làm được nhiều cho sự nảy nở của thiết chế dân chủ được vốn rất được người dân Myanmar kỳ vọng. Đối với người Hồi giáo thiểu số Rohingya, họ bị đe dọa thường trực, song với quyền hạn “hữu danh vô thực” bà Suu Kyi khó lòng làm được điều gì khi lưỡi kiếm quân đội luôn kề bên.

Cái khó của bà Aung San Suu Kyi là phải điều hòa mâu thuẫn giữa nhiều thế lực khác nhau trong xã hội Myanmar, người Phật giáo chiếm đa số, Hồi giáo  Rohingya và nhóm quân đội thân nước ngoài.

Người Rohingya xưa nay là cái gai trong mắt các nhà lãnh đạo quân đội, nếu bà ủng hộ nhóm người này rất dễ rơi vào cáo buộc “bao che khủng bố”, nhưng nếu đứng về phía quân đội, hình ảnh rực rỡ vì dân chủ sẽ tiêu tan trong mắt dân chúng.

Trong sự phức tạp rối rắm của quyền lực chính trị ở Myanmar, bà Suu Kyi chọn cách “chung sống” với quân đội để vận động tiến trình hòa giải bằng cách từng bước thay đổi Hiến pháp. Tuy nhiên nhóm vũ trang Arakan không muốn điều này xảy ra, họ liên tục châm ngòi xung đột, bạo lực.

Lần này, đảng của bà Suu Kyi thêm một lần nữa chiến thắng áp đảo trong bầu cử vào tháng 11/2020, nhưng một lần nữa quân đội lại cáo buộc có gian lận bầu cử mặc dù không có bằng chứng nào cụ thể. Quân đội đã lập tức bắt giữ bà!

Các diễn biến gần 2 thập kỷ nay cho thấy, đa số người dân Myanmar đặt niềm tin vào Aung San Suu Kyi. Phải chăng có thế lực ngầm nào đó đang âm thầm điều khiển?

Phía Mỹ không đồng tình với việc quân đội đảo chính bắt giữ chính quyền dân sự ở Myanmar. Đồng thời cuộc khủng hoảng ở đất nước này hẳn có liên quan đến nhóm phiến quân Arakan, được cho là hậu thuẫn bởi thế lực bên ngoài!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thế lưỡng nan của bà Aung San Suu Kyi tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714229789 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714229789 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10