Thomas Cook và sự cáo chung của “kinh tế khép kín”

Diendandoanhnghiep.vn Sự sụp đổ của hãng lữ hành lâu đời nhất thế giới cũng chính là hơi thở cuối cùng của "kinh tế khép kín".

Đối với giới kinh doanh du lịch, đại công ty lữ hành Thomas Cook sụp đổ là một cú “sốc” rất lớn, vì nhiều lý do. Nó được ví như ông tổ ngành du lịch vừa là đại diện cho một xu hướng kinh doanh mà nay đã không còn phù hợp.

Khai sinh vào năm 1841, Thomas Cook lần đầu tiên kinh doanh du lịch bằng các chuyến đi trọn gói. Kể từ đó có hàng ngàn nhà cung cấp dịch vụ tương tự ra đời, biến du lịch trở thành ngành công nghiệp không khói - mũi nhọn của nhiều nền kinh tế.

Điều làm nên sự khổng lồ của Thomas Cook không phải là mức độ phủ sóng toàn cầu, bằng chứng là họ chỉ sở hữu 560 phòng đặt vé, hoạt động ở 16 quốc gia. Mà tập đoàn này còn điểu hành nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng và hãng hàng không.

Vết rạn nứt xảy ra từ lâu. Mô hình của họ là khép kín, khách mua tour là từ A-Z các dịch vụ đều là của họ. Mô hình này tầm vóc thì lớn nhưng nó đã lỗi thời hơn 10 năm nay.

Thomas Cook sở hữu đội bay hùng hậu và hệ thống khách sạn khắp nơi

Thomas Cook sở hữu đội bay hùng hậu và hệ thống khách sạn khắp nơi

Điểm mấu chốt là do Thomas Cook không bắt kịp sự thay đổi của ngành du lịch trong sự vận động chung của nền kinh tế. Thế kỷ XIX không nhiều công ty có thể ôm đồm tất cả mọi dịch vụ trong một chuyến du lịch, nhưng Thomas Cook đã làm được điều chưa ai làm, nên họ thành công.

Bước sang thế kỷ XX, nội hàm kinh tế du lịch có sự thay đổi, đó là sự trỗi dậy của những nhà kinh doanh dịch vụ lưu trú như Oberoi, Peninsula, Intercontinental, Oriental…

Những ông trùm khách sạn này chỉ tham gia vào một khâu duy nhất trong kinh tế du lịch, đó là cung cấp dịch vụ lưu trú tại những thành phố du lịch hàng đầu thế giới. Từ đó Thomas Cook bị mất thị phần.

Sau đó, sự xuất hiện của những nhà cung cấp dịch vụ đặt tour - họ cũng chỉ làm một khâu duy nhất này. Thomas Cook cũng bị cạnh tranh kịch liệt từ đây.

Cuối thế kỷ XXI, Internet được ứng dụng rộng rãi, làm xuất hiện xu hướng thương mại điện tử, dĩ nhiên các trang mạng đặt tour dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm một lần nửa đặt hàng trăm cửa hàng bán vé truyền thống của Thomas Cook vào thế khó khăn.

Một cách tổng quát, trong khoảng thời gian 178 năm Thomas Cook tồn tại, nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi hoàn toàn, đó là sự xuất hiện những ngành, lĩnh vực mới, sự hơp tác giao thoa mới do tác động của quá trình phân công lao động.

Kết cấu ngành du lịch ngày nay là cuộc chơi rất nhộn nhịp của nhiều nhà cung cấp dịch vụ ở nhiều công đoạn. Các trang mạng cung cấp dịch vụ đặt vé, các công ty lữ hành có nhiệm vụ tổ chức chuyến đi và các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú tham gia vào khâu cuối cùng.

Khi thế giới ngày càng mở thì mô hình khép kín không thể tồn tại.

Khách du lịch trước kia biết rất ít về nơi họ sẽ đến nên họ cần có những công ty có dịch vụ trọn gói như vậy. Còn bây giờ, khách du lịch có khi biết còn nhiều hơn dân địa phương. Họ đi du lịch là muốn được tự do. Tự do theo đúng nghĩa của du lịch.

Trong thế giới phẳng, con người dễ dàng tìm hiểu mọi nơi, xu hướng du lịch cũng thay đổi theo. Thực tế cũng không cần mua tour, chẳng cần book phòng khách sạn…cũng có thể du lịch một cách theo ý muốn.

Sự sụp đổ của Thomas Cook đồng thời là sự cáo chung của nền kinh tế khép kín, nó cũng tương tự như quá trình OEM/VAR trong lĩnh vực công nghệ. Ngày nay, để một sản phẩm hoàn chỉnh ra đời chỉ bởi một nhà sản xuất/cung cấp là điều không tưởng.

Đó là sự chuyên môn hóa theo chiều sâu mà mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi vùng miền, thậm chí mỗi quốc gia chỉ tham gia một vài công đoạn nào đó có lợi thế cạnh tranh vượt trội.

Rõ ràng, dù Thomas Cook có tài ba cỡ nào chăng nữa cũng không thể vận hành trơn tru một hệ thống cồng kềnh, cần nhiều kỹ năng, kinh nghiệm của rất nhiều lĩnh vực.

Bởi vậy, sự sụp đổ của nó để lại hậu quả rất nặng nề, vì đó là sự sụp đổ có tính chất hệ thống chứ không phải công đoạn. Hoạt động của Thomas Cook bị ngừng lại ngay lập tức, buộc các công ty du lịch thuộc tập đoàn này phải đóng cửa, các máy bay của họ không được cất cánh và khiến 22.000 nhân viên của tập đoàn trên toàn cầu (trong đó có 9.000 nhân viên tại Anh) phải nghỉ việc.

Bài học Thomas Cook là lời cảnh tỉnh cho những doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam đang có xu hướng khép kín hóa, đó là mô hình trọn gói từ đặt tour, tổ chức chuyến đi, xây dựng hệ thống khách sạn, nghỉ dưỡng riêng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thomas Cook và sự cáo chung của “kinh tế khép kín” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714344408 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714344408 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10