Tìm "động lực mới" cho tăng trưởng

Diendandoanhnghiep.vn Trao đổi với DĐDN, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, tăng trưởng kinh tế 2019 sẽ lạc quan với mức tăng 7%, vấn đề còn lại là làm sao tăng tốc nhanh hơn và bền vững.

Đồng thời, Đại biểu cho rằng, kế hoạch năm 2021-2025 cũng có thể phải dự trù một kế hoạch tăng trưởng trên 6,8% để chúng ta có thể bắt kịp được các nước.

Ngày 30-31/10, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

- Chỉ còn hai tháng nữa là kết thúc năm 2019, Đại biểu đánh giá tăng trưởng GDP năm 2019 sẽ ở mức nào so với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được đề ra?

Chúng tôi có thể tin tưởng chúng ta có thể hoàn thành 12/12 chỉ tiêu Quốc hội đề ra với tốc độ tăng trưởng cao trên 6,8%, thậm chí là 7% như nhiều tổ chức dự đoán. Vậy, 4 năm liên tiếp chúng ta tăng trưởng cao liên tục từ 6,21% vào năm 2016 lên mức 6,81% năm 2017 rồi 7,08% năm 2018 và năm nay chúng ta tiếp tục tăng trưởng khoảng 7% nữa.

Như vậy, trong kế hoạch 2016-2020 là tăng trưởng từ 6,5-7% thì chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ. Điều đặc biệt, chúng ta tiếp tục duy trì kinh tế vĩ mô ổn định, đây chính là điểm then chốt cho kinh tế phát triển những năm vừa qua.

Từ những năm 2011, 2012 khi chúng ta quyết định tái cơ cấu kinh tế và ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô thì kinh tế Việt Nam đã luôn luôn phát triển, mặc dù có những tác động, thách thức từ bên ngoài như chiến tranh thương mại và những bất ổn địa chính trị khiến tăng trưởng kinh tế thế giới liên tục điều chỉnh giảm, những “rung lắc” đó không làm kinh tế Việt Nam suy giảm mà vẫn tăng trưởng cao. 

Tuy nhiên, thế giới hiện nay vẫn gặp nhiều biến động, đơn cử như biến động bất thường của chiến tranh thương mại Mỹ Trung-cuộc chiến tranh gây tác động lớn tới kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam lại là điểm giữa khi chúng ta xuất siêu sang Mỹ và nhập siêu từ Trung Quốc, cho nên chúng ta cân bằng cán cân thương mại của mình. Năm nay chúng ta lại tiếp tục xuất siêu, điều này tạo điều kiện cho chúng ta tăng trưởng tốt.

Vấn đề còn lại là làm sao chúng ta tăng tốc nhanh hơn mà lại bền vững, đây là vấn đề được đặc biệt quan tâm khi mà năm 2020 chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng trên 6,8% và kế hoạch năm 2021-2025 chúng ta cũng có thể phải dự trù một kế hoạch tăng trưởng trên 6,8% để chúng ta có thể bắt kịp được các nước.

- Vậy, làm sao để về đích thành công mục tiêu trong 5 năm 2016-2020 và tăng tốc phát triển như Đại biểu vừa nói?

Muốn vậy, chúng ta phải tập trung giải quyết những điểm nghẽn và phát huy những động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Trước hết, một trong những động lực quan trọng đó là kinh tế tư nhân, khu vực dân doanh mà dư địa phát triển vẫn còn rất nhiều. Đó cũng là thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Trung ương xác định kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế khu vực này đóng góp chưa tương xứng, vì vậy cần tạo điều kiện, thúc đẩy.

Bức tranh kinh tế xã hội

Bức tranh kinh tế xã hội năm 2019 và kế hoạch năm 2020.  Ảnh:VGP

Điểm thứ hai, Khu vực DNNN cũng được xem là một động lực cho tăng trưởng khi đang nắm giữ nhiều tài nguyên, nguồn vốn của quốc gia. Tuy nhiên, quá trình tài cơ cấu DNNN thời gian qua, chúng ta mới chỉ cổ phần hoá được một số lượng doanh nghiệp chứ chưa thay đổi, đổi mới hoạt động, tăng tính hiệu quả của các đơn vị này. Do đó, tới đây chúng ta phải nâng cao hơn nữa công tác quản trị của DNNN trong phân cấp lãnh đạo, người đứng đầu DNNN gắn với đó là quyền lợi và trách nhiệm để thúc đẩy khu vực này đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Điểm thứ ba, là vấn đề về thể chế kinh tế thị trường, đây là điểm chúng ta luôn phải làm, hoàn thiện hệ thống Luật một cách đồng bộ. 

Điểm thứ tư là bài toán về thu hút đầu tư và bài toán lao động. Quan trọng phải là tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất hàng hoá, chi phí lưu thông hàng hoá. Hiện doanh nghiệp chịu chi phí ngoài sản xuất, chi phí logistics và chi phí hành chính lớn. Do đó, đầu tư công phải giải quyết vấn đề hạ tầng này.

Quốc hội và Chính phủ hiện đang dành nguồn lực lớn giải bài toán cao tốc Bắc Nam cũng như bài toán đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao cũng như hạ tầng ngành hàng không. Chúng ta phải giải quyết nhanh bài toán hạ tầng này.

 -Cụ thể những chính sách thúc đẩy nào sẽ được áp dụng để khu vực kinh tế tư nhân đóng góp được đúng như vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế, thưa ông?

Thực tế, khu vực kinh tế tư nhân cá thể hiện mới chỉ đóng góp 40% GDP, trong khi đó, tính dân tộc của người Việt Nam rất cao, các DNNVV hiện phát triển nhiều, do đó, cần tạo cơ chế để thúc đẩy động lực này phát triển. Chính phủ đang tập trung tháo gỡ và tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi, nhờ đó, chúng ta đã nâng cao được chỉ số thuận lợi kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn điểm nghẽn.

Và một trong những điều mà khu vực tư nhân cần đó là cần hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, rõ ràng, tránh tình trạng ban hành rồi lại sửa đổi. Doanh nghiệp tư nhân cần yếu tố pháp lý minh bạch tạo cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.

Cùng với đó, doanh nghiệp tư nhân cần đất sạch cho sản xuất, chúng ta phải dành được quỹ đất sạch này cho doanh nghiệp tư nhân, từ đó giải quyết bài toán môi trường, bởi hiện đây là thách thức lớn với Việt Nam.

Mỗi năm chúng ta có khoảng hơn 120.000 doanh nghiệp thành lập nhưng phần lớn là DNNVV và doanh nghiệp siêu nhỏ, do đó, phải tạo điều kiện cho họ mạnh dạn đầu tư quy mô lớn hơn thì kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó kiểm soát lạm phát và lãi suất. Lãi suất của Việt Nam hiện vẫn ở mức cao dù chúng ta đang quyết tâm kéo giảm, do đó, chúng ta phải kéo giảm được lãi suất và giữ ở mức ổn định mới thu hút được đầu tư lớn.

Tiếp theo là  tháo gỡ cho doanh nghiệp tư nhân điểm nghẽn giao thông và cơ sở hạ tầng…tất cả những điểm này nếu thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển.

- Còn những lo ngại về tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào FDI, quan điểm của Đại biểu như thế nào?

Khu vực FDI đóng góp khoảng 20% vào GDP, chúng ta hiện cũng thận trọng với các dự án FDI. Tuy nhiên, tôi thấy không lo ngại FDI bằng FII (tức đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán-PV) vì nếu chúng ta quản lý thị trường không chặt thì nguồn vốn này ra rất nhanh sẽ gây đổ vỡ ngoại tệ ngay, gây đổ vỡ ổn định kinh tế vĩ mô vì tiền đầu tư gián tiếp hiện đã lên tới vài chục tỷ USD, nhà đầu tư chỉ rút vài tỷ USD là tâm lý hoảng loạn ngay. Do đó, phải quan tâm và kiểm soát dòng tiền này. Tôi đã có kiến nghị tổ chức Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nên là 100% vốn nhà nước để đề phòng vấn đề này.

Dòng vốn FDI và FII suy cho cùng đều được xem là một khoản nợ, nhiều khi đưa vào máy móc, thiết bị lạc hậu nhưng rút ngoại tệ “chất lượng” về.

Do đó, Chính phủ phải hình thành những bộ lọc để chọn lọc các nhà đầu tư theo tiêu chí ưu tiên công nghệ, ưu tiên vấn đề môi trường, tiêu chí kết nối…không phải thu hút tự do. Trở đi trở lại tôi vẫn nghĩ phải là tạo dựng được các đại gia lớn trong nước, những tập đoàn sản xuất công nghiệp như Samsung, Intel…chúng ta đều mong muốn có những kỳ lân như vậy dẫn dắt phát triển của nền kinh tế.

- Xin cảm ơn Đại biểu!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tìm "động lực mới" cho tăng trưởng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714176641 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714176641 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10