Trả lại vị thế cho người thầy

Diendandoanhnghiep.vn Nếu như trước đây, người thầy được rất mực tôn kính, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, thì nay, vị thế người thầy đang suy giảm và đối diện nhiều áp lực từ xã hội.

>> Chú trọng cả dạy chữ và dạy người, phát huy dân chủ để giáo viên cống hiến

Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn - Hà Tĩnh), nơi xảy ra sự việc

Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn - Hà Tĩnh), nơi xảy ra sự việc phụ huynh bắt hiệu trưởng quỳ gối

Người dân Việt Nam luôn tự hào dân tộc mình có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Nhưng thời gian qua, niềm tin này đã có phần bị lung lay bởi ngày càng xuất hiện nhiều hơn những vụ việc đau lòng xảy ra nơi học đường. Đó là vấn đề bạo lực học đường, trên cả 2 phương diện: giữa học trò với nhau và giữa thầy cô giáo với học trò. 

Đối với các vụ bạo lực học đường giữa học sinh với nhau, hầu như dư luận đều chĩa mũi nhọn về phía nhà trường, lên án các thầy cô đã không tích cực dạy bảo, không quan tâm  sát sao, không giáo dục đạo đức, giáo dục hành vi, không coi học trò như con cái trong nhà để dạy dỗ bằng tấm lòng mình… Đặc biệt, một số rất lớn cho rằng thế hệ 9X bây giờ đã không được hưởng một sự giáo dục tốt như xưa, rằng giáo dục giờ đây đang xuống cấp nghiêm trọng.

Thế nhưng, khi bước sang vấn đề giáo dục học trò, thì dường như lại xuất hiện mâu thuẫn: Trong khi muốn có được những thế hệ học trò “tôn sư trọng đạo” như xưa, chúng ta lại cũng muốn có những thầy cô theo lối phương Tây, bình đẳng với học trò, coi học trò như bạn, không mắng, không đánh, không phạt.

Điều này dường như được đa số phụ huynh tự cho là có tư tưởng “mới” hưởng ứng, với lập luận rằng thời đại đã thay đổi, và những “ông trời con” của họ xứng đáng được thụ hưởng một nền giáo dục kiểu mới. 

Nói cách khác, nhiều phụ huynh thời nay kỳ lạ lắm. Họ muốn giáo dục không dùng đòn roi như “Tây”, nhưng nặng bệnh thành tích của “Ta”. Con mình học lực/hạnh kiểm kém là lên phàn nàn với nhà trường bất chấp đúng sai. Muốn coi nghề giáo bình thường như bao nghề khác, nhưng lại luôn bắt thầy cô phải hy sinh, đạo đức sáng ngời, sống giản dị không cần tiền. Muốn giáo viên tôn trọng học sinh, nhưng mình và con mình thì lại xúc phạm thầy cô.

Đừng bao biện rằng có những học sinh được giáo dục nghiêm khắc nhưng vẫn hư hỏng. Xin khẳng định hiện tượng đó có tồn tại, nhưng chỉ là số rất ít, chứ tuyệt đại đa số con em chúng ta, một khi đã được giáo dục đầy đủ, nghiêm khắc, thì rất khó phạm lỗi, chứ đừng nói là hư hỏng.

Bạo lực học đường đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm.

Bạo lực học đường đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm.

>> Thiếu giáo viên nhưng sinh viên tốt nghiệp sư phạm lại thất nghiệp?

>> Đừng xem nhẹ chuyện lương giáo viên

>> Vẫn loay hoay bài toán thiếu giáo viên

Nói một câu thật lòng: Các vị thích những đứa con mặc đồng phục đến trường, hay thích nhìn chúng mặc quần cộc, áo 2 dây, khuyên rốn, khuyên lưỡi, tóc tai bù xù như các siêu sao nhạc rock và thản nhiên hôn nhau trong lớp? Nếu bản thân các vị cũng cảm thấy những điều ấy tuy không xấu, thì xin lỗi, đó chính là điều mà phương pháp giáo dục kiểu phương Tây các vị đang cổ xúy sẽ đem đến cho con em các vị.

Không dừng lại ở đó, có một bộ phận cả người dân lẫn lãnh đạo quản lý chuyên ngành đòi hỏi quá khắt khe về người thầy. Rằng, muốn họ phải cống hiến, tận tâm với nghề. Muốn người thầy phải theo một quy chuẩn mô phạm nhất định, giữ gìn phẩm giá của nghề. 

Trong khi thực tế mọi thứ đều thay đổi ngừng, đời sống và nhu cầu vật chất càng cao…khiến cho không ít thầy cô phải vật vã với nghề. Thậm chí, nếu không có lòng yêu nghề của nhiều người thầy thì chắc hẳn ngành giáo dục sẽ đối diện với cơn khủng hoảng nhân sự thật sự.

Người xưa nói “chiếc áo không làm nên thầy tu”, nhưng cũng có câu “y phục xứng kỳ đức”, nhà giáo không mô phạm từ ăn mặc đến thái độ, hành vi, ứng xử thì khó được học trò tôn kính, phụ huynh trọng vọng. Nhưng quả là khó giữ hình ảnh mô phạm khi mà ngoài giờ lên lớp, thay vì chuyên tâm nghiên cứu tài liệu, học hỏi các kỹ năng sư phạm hoặc đi sâu tìm hiểu gia cảnh từng số phận học trò thì thầy, cô lại phải bươn bả làm thêm ở ngoài để trang trải cuộc sống.

Không ít phụ huynh nghĩ rằng có thể làm thầy, cô vui bằng “phong bì” trong các ngày lễ, Tết. Có điều, phần đông nhà giáo không đòi hỏi nhiều tiền, mà họ cần sự công bằng trong đối xử. Để vị thế người thầy được coi trọng, việc đào tạo giáo viên, giữ gìn vị thế người thầy phải trở thành một ưu tiên đặc biệt.

Đặc biệt, một giới hạn nhất định mà thầy cô phải có được là thầy cô có quyền trách phạt học trò, kể cả bằng những biện pháp nghiêm khắc nhất. Cái quyền đó đã từng có trong suốt chiều dài lịch sử, để cùng với quyền hạn, mỗi người thầy luôn nhận thức được trách nhiệm coi những đứa trẻ ở trường như chính con cái của mình, và dạy dỗ chúng với tất cả sự nhiệt tình.

Chẳng có gì đáng lên án nếu một cái bạt tai, một cái quật thước hay véo tai… có thể đưa những đứa trẻ vào khuôn khổ và thành người.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trả lại vị thế cho người thầy tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714470169 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714470169 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10