Trăn trở bài toán kết nối tiêu thụ nông sản an toàn

Diendandoanhnghiep.vn Làm sao để kết nối các chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến phân phối - tiêu thụ nông sản an toàn… luôn là trăn trở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại của Hà Nội.

nhu cầu về cây trồng an toàn cũng như nhu cầu tiêu dùng sản phẩm an toàn ngày càng gia tăng

Nhu cầu về cây trồng an toàn cũng như nhu cầu tiêu dùng sản phẩm an toàn ngày càng gia tăng

Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) tại “Hội nghị kết nối, xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản an toàn thành phố Hà Nội năm 2019” diễn ra chiều 13/9 tại Hà Nội.

Cái khó của doanh nghiệp, người sản xuất

Để thúc đẩy phát triển nguồn cung cấp cũng như tìm đầu ra cho các sản phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là sản phẩm nông sản an toàn… Bà Nguyễn Thị Mai Anh cho biết, hàng năm HPA đã xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại có hiệu quả như: tổ chức đoàn tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành lớn trong nước và quốc tế; tổ chức các Tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn của Hà Nội và các tỉnh tại Hà Nội; tổ chức các Tuần hàng Việt Nam trực tiếp tại các hệ thống bán lẻ hiện đại trên thế giới như Aeon (Nhật Bản), Rungis (Pháp), CentralGroup (Thái Lan) và sắp tới là tại Lotte (Hàn Quốc).

Cùng với đó, dưới sự hỗ trợ của Dự án Jica Safe Crop, Hà Nội đã xây dựng và phát triển trang web Nông sản an toàn Hà Nội (nongsanantoanhanoi.gov.vn/) nhằm kết nối, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có uy tín giới thiệu các sản phẩm nông sản, hàng hóa an toàn chất lượng, rõ nguồn gốc tới người tiêu dùng Thủ đô.

Đến nay đã có gần 300 doanh nghiêp sản xuất, phân phối, các chuỗi liên kết của Hà Nội và các tỉnh tham gia; trên 364 ngàn lượt truy cập, tìm kiếm thông tin kết nối. Tuy nhiên, dường như các hoạt động trên chưa đủ để việc liên kết giữa các bên trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ hàng nông sản an toàn được tăng cường, tương xứng với tiềm năng hiện có của Thủ đô.

bà Nguyễn Thị Mai Anh, PGĐ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố. Hà Nội (HPA) tại “Hội nghị kết nối, xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản an toàn thành phố Hà Nội năm 2019”

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, PGĐ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) chia sẻ tại “Hội nghị kết nối, xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản an toàn thành phố Hà Nội năm 2019”

Theo ông Tô Xuân Việt, Giám đốc Trung tâm đào tạo Phát triển nông nghiệp hữu cơ Biobee Việt Nam cho rằng, tầm nhìn của ngành nông nghiệp Việt Nam là đi theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhưng nếu làm nhỏ lẻ thì chuỗi sản xuất luôn luôn thiếu.

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề cần đặt ra trong chuỗi cung ứng, như vấn đề đầu tư vào công nghệ chế biến sau thu hoạch, tổ chức hệ thống chợ thương mại từ thu mua, giao dịch, sơ chế, đóng túi, hộp khay, nhà lạnh bảo quản… Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu sản xuất thô, không có nhà lạnh… nên không đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Đại diện doanh nghiệp phân phối, bà Phạm Mỹ Linh, Giám đốc thu mua Công ty VinEco cho biết, một trong những mục tiêu của VinEco là hỗ trợ nông dân tiếp cận với hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững và hiệu quả; hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm với cam kết tuân thủ hợp đồng và yêu cầu đã ký với VinEco…

Từ 2016 đến nay đã có 1.000 hộ tham gia cung cấp 100 tấn rau/ngày cho VinEco. Song khó khăn của nhà cung cấp là nhỏ lẻ, lúc thừa, lúc thiếu.

Do vậy, theo bà Linh, cần quy hoạch lại nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Các nhà nhỏ cần liên kết lại thành các nhà cung cấp lớn hơn. Đồng thời, các hộ sản xuất cần nghiên cứu kỹ điều kiện kỹ thuật nhằm cung cấp rau sạch, vùng nguyên liệu, nguồn nước… đảm bảo chất lượng và minh bạch yếu tố đầu vào. Khi trở thành nhà cung cấp của công ty, cần đảm bảo sản lượng, chất lượng… thời gian giao hàng, tuân thủ quy định công ty.

 Để phát triển nông nghiệp bền vững

Đánh giá về tiềm năng phát triển nông sản an toàn tại Việt Nam, ông Naomichi Muroka – Phó Trưởng đại diện Văn phòng Jica tại Việt Nam cho rằng, nhu cầu về cây trồng an toàn cũng như nhu cầu tiêu dùng sản phẩm an toàn ngày càng gia tăng. Nông nghiệp Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước, vì thế Việt Nam cần nâng cao ứng dụng công nghệ trong sản xuất.

“Dựa trên tầm nhìn như vậy, Jica đang hỗ trợ Việt Nam dự án cây trồng an toàn, rau an toàn theo mô hình khác nhau cho thương lái, người nông dân và người tiêu dùng”, đại diện Jica cho biết.

Còn theo ông Phạm Văn Thuỷ, Giám đốc Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao (EGreen), công ty hiện đã triển khai, ứng dụng thành công công nghệ sinh học hoạt tính cao trên nhiều loại cây trồng. Do đó, công ty sẵn sàng hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, liên kết với các đơn vị thu mua, phân phối để mang đến cho thị trường các sản phẩm nông sản chất lượng cao. Mặc dù vậy, để nhân rộng sản xuất và chuyển giao công nghệ này, ông Thuỷ kiến nghị, nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề quỹ đất, cơ chế chính sách thuận lợi cho hoạt động này.

Nhà nước tiếp tục tuyên truyền về các lợi ích của canh tác bền vững theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, Organic… để hướng tới nền nông nghiệp bền vững và an toàn.

Nhà nước tiếp tục tuyên truyền về các lợi ích của canh tác bền vững theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, Organic… để hướng tới nền nông nghiệp bền vững và an toàn.

Ở góc độ vĩ mô, theo ông Thuỷ, Nhà nước tiếp tục tuyên truyền về các lợi ích của canh tác bền vững theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, Organic… để hướng tới nền nông nghiệp bền vững và an toàn. Hiện nay, nền tảng công nghệ sinh học hoạt tính đã được kiểm chứng thực tế và có thể áp dụng kết hợp với các tiêu chuẩn trên. Bên cạnh đó là vai trò của các đơn vị thu mua, phân phối… trong đẩy mạnh việc kiểm soát chất lượng nông sản để góp phần làm minh bạch thị trường nông sản Việt Nam.

Là đơn vị cung cấp các dịch vụ thực chất, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam, đại diện BioBee cho biết sẽ đưa ra giải pháp đào tạo, cung cấp kiến thức nông sản hàng hoá, kiến thức sản xuất sản phẩm hữu cơ theo lượng hàng hoá lớn, ổn định cho người sản xuất. Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; xây dựng các nguồn cung ứng đầu vào, xây dựng chuỗi liên kết, xử lý các sản phẩm phụ ngành nông nghiệp thuỷ sản tạo phân bón hữu cơ, phụ phẩm trong nông nghiệp, giảm tối tiểu phân bón hoá học… Hỗ trợ xây dựng thương hiệu gắn sản phẩm sạch nhằm tạo giá thành tốt hơn. Đặc biệt xây dựng sàn giao dịch nông sản hữu cơ để đưa dịch vụ kết nối cả nước…

Kết luận hội nghị, bà Mai Anh cho rằng, người sản xuất, doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ… hãy bắt tay với nhau để sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn bền vững. “Nếu muốn đi thật xa, hãy đi cùng nhau! Vì vậy, hãy gắn kết chặt chẽ với nhau để phát triển bền vững và cùng nhau thắng lợi!”, bà Mai Anh nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trăn trở bài toán kết nối tiêu thụ nông sản an toàn tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714963289 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714963289 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10