Vì sao Bệnh viện Bạch Mai được nhận điều trị bệnh nhân trở lại?

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng Chính phủ nhất trí cho phép Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận điều trị bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong vì không được cấp cứu.

Cả nước đã ghi nhận 203 ca nhiễm COVID-19, trong đó, "ổ dịch" Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận 33 ca (22 ca thuộc Cty Trường Sinh).

Hơn 3.500 mẫu xét nghiệm COVID-19 của các nhân viên y tế, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã cho kết quả âm tính lần 1.

Hơn 3.500 mẫu xét nghiệm COVID-19 của các nhân viên y tế, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã cho kết quả âm tính lần 1.

Bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối, lớn nhất cả nước, mỗi ngày có khoảng 100 bệnh nhân nặng (cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc, ECMO…) cần phải chuyển từ tuyến dưới lên bệnh viện Bạch Mai mà không thể chuyển sang các bệnh viện khác. Trong đó có khoảng 30% rất nặng, nếu không được cứu chữa kịp thời thì sẽ có khoảng 80% bệnh nhân trong số này sẽ tử vong.

Do đó, Ban Chỉ đạo kiến nghị Chính phủ cho phép Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục tiếp nhận bệnh nhân nặng để cứu chữa kịp thời, dù trong điều kiện dịch bệnh tại Bệnh viện. Nguyên tắc tiếp nhận phải có sự trao đổi chuyên môn trước với tuyến dưới, việc vận chuyển bệnh nhân như với đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, khi vào Bệnh viện phải áp dụng biện pháp phân luồng khu cấp cứu, cử cán bộ y tế riêng để điều trị các trường hợp này…

Với 203 ca nhiễm trên cả nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc.

Thủ tướng Chính phủ sau đó đã nhất trí cho phép Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận điều trị bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong vì không được cấp cứu. Đề nghị Bệnh viện phải tổ chức thực hiện chặt chẽ trên cơ sở bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và cho bệnh nhân.

Thực tế, kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy, trong hơn 4.000 mẫu xét nghiệm COVID-19 tại bệnh viện Bạch Mai, thì 3.500 mẫu xét nghiệm của các y bác sĩ bệnh viện đều âm tính. Chuyên gia dịch tễ bước đầu đánh giá, dịch bệnh này lây chủ yếu từ người lao động của Công ty Trường Sinh, đơn vị cung cấp thực phẩm, dịch vụ hậu cần cho bệnh viện chứ không phải lây lan từ nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai.

Tuy nhiên, việc các y bác sĩ phải làm việc quá tải, không có người thay là khó khăn lớn nếu tình trạng cách ly kéo dài. Đặc biệt, bệnh viện còn bệnh nhân nặng có nhu cầu phải chuyển từ tuyến dưới lên. Chia sẻ về thực tế của bệnh viện trong bối cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, ông Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh viện đã khắc phục khó khăn về ăn uống sinh hoạt cho bệnh nhân và nhân viên bệnh viện.

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 sáng cùng ngày, lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết, nếu bệnh viện Bạch Mai tiếp tục bị cách ly như hiện nay, nhiều bệnh nhân nặng từ tuyến dưới chuyển lên sẽ mất cơ hội được cứu sống.

Trên cơ sở phân tích thực tế, lãnh đạo Bộ Y tế và các chuyên gia cho rằng Bệnh viện Bạch Mai không thể không tiếp nhận cấp cứu, điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch tính mạng. Ngoài việc bảo đảm an toàn tuyệt đối, không để dịch bệnh lây lan từ Bệnh viện Bạch Mai thì nhiệm vụ không kém phần quan trọng là yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai phải tiếp tục tiếp nhận các bệnh nhân nặng không thể chuyển sang các bệnh viện tuyến Trung ương khác hay bệnh viện ở Hà Nội để cứu chữa. 

Vì vậy, khái niệm cách ly toàn bộ “nội bất xuất, ngoại bất nhập” đang áp dụng đối với Bệnh viện Bạch Mai cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp. 

Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tiến hành khử khuẩn và lập viện dã chiến trong khuôn viên

Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tiến hành khử khuẩn và lập viện dã chiến trong khuôn viên bệnh viện ngay trong đêm 28/3. Ảnh: Quốc Tuấn

Đối với các y bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai, các chuyên gia cho rằng, không thể cách ly bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai làm liên tục 14 ngày như các cơ sở điều trị khác. Do đó, cần khẩn trương, làm thủ tục, bố trí khu cách ly riêng coi như một phần của Bệnh viện Bạch Mai, chuẩn bị phương tiện đưa đón riêng, bảo đảm an toàn dịch tễ cho lực lượng y bác sĩ luân phiên làm công tác điều trị.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phân tích, tất cả các y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đã được xét nghiệm lần đầu âm tính với SARS-CoV-2 và đang chuẩn bị xét nghiệm lần 2. Đây không phải là nguồn lây.

"Chúng tôi đề xuất tất cả các cán bộ y tế theo yêu cầu, đề xuất của Bệnh viện Bạch Mai sẽ vào bệnh viện tham gia công tác điều trị người bệnh. Tuy nhiên, việc hầu hết cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai tập trung hết trong 14 ngày thì các yêu cầu về cách ly không được đảm bảo nên cần chuẩn bị một số cơ sở lưu trú, khách sạn cho các y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai nghỉ ngơi, bảo đảm sức khoẻ, luân phiên thực hiện nhiệm vụ trong bệnh viện", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Bệnh viện Bạch Mai được nhận điều trị bệnh nhân trở lại? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714365371 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714365371 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10