Vì sao Việt Nam tiêm vaccine COVID-19 chậm?

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam thuộc nhóm chống dịch tốt nhất, dịch không bùng phát, thế nên chúng ta được Covax phân phối ít hơn, chậm hơn.

dđ

Việt Nam đang thuộc nhóm chống dịch COVID-19 tốt nhất.

Gần đây có một số bạn có ý chê trách Việt Nam mới tiêm vacvine COVID-19 được có 0,9% dân số, thấp nhất Đông Nam Á, thấp hơn cả Lào, Campuchia. 

Chê trách như vậy là có phần oan cho Bộ Y tế, cho Chính phủ đấy. 

Phân tích ra sẽ thấy, hiện tại các quốc gia tiêm vaccine được chia làm 4 nhóm sau: 

Nhóm 1: Của nhà trồng được, là các quốc gia sở hữu vaccine (tự nghiên cứu, tự sản xuất), họ ưu tiên sản xuất và cung cấp cho họ trước, đó là Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc...

Nhóm 2: Các quốc gia tham gia thử nghiệm vaccine, tham gia sản xuất vaccine, bao gồm: Ấn Độ, Brazil, Indonesia, UAE, Hàn Quốc....

Nhóm 3: Các quốc gia đặt cược, là những quốc gia dám đặt cược vào 1 loại vaccine ngay khi vaccine mới đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa được phê duyệt; họ ký hợp đồng mua trước, đặt tiền trước, nếu vaccine thử nghiệm thành công họ được ưu tiên mua theo hợp đồng, nếu thử nghiệm không thành công họ mất tiền. Nhóm này có Israel, Singapore và một số nước. Muốn đặt cược đầu tiên phải có tiền, sau đó là dám mạo hiểm (toàn nước giàu có).

Nhóm 4: Nhóm còn lại. Nhóm này không được ưu tiên mua vaccine, dù có bỏ tiền mua, sau khi vaccine đã được phê duyệt (không dám đặt cược đặt từ khi còn đang thử nghiệm).

Cho đến thời điểm này, nhóm 4 chỉ trông chờ vào 2 nguồn: Vaccine ngoại giao (chủ yếu Sinopharm của Trung Quốc) và vaccine tài trợ theo chương trình Covax.

Việt Nam chúng ta thuộc nhóm 4.

C

Các nhà báo, phóng viên chờ tiêm vaccine COVID-19 ngày 17/5 tại Bệnh viện Bạch Mai.

Chúng ta không nhận vaccine ngoại giao của Trung Quốc, chúng ta chỉ có nguồn duy nhất là nguồn tài trợ của Covax. Mà Covax thì phân phối theo nguyên tắc: Nước đang bị dịch nặng hơn được ưu tiên cấp nhiều hơn.

Trong các nước nhóm 4, Việt Nam chúng ta thuộc nhóm chống dịch tốt nhất, dịch không bùng phát, thế nên chúng ta được Covax phân phối ít hơn, chậm hơn.

Các quốc gia Đông Nam Á hoặc là có dịch bùng phát lớn hơn (Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Myanmar, Brunei, Timor Leste), được Covax ưu tiên hơn hoặc là nhận vaccine ngoại giao Sinopharm của Trung Quốc, nên họ nhận được nhiều vaccine hơn, họ tiêm được nhiều hơn chúng ta.

Đến thời điểm hiện tại chúng ta đã tiêm hết số vaccine Covax tài trợ (hơn 900 nghìn liều), vừa mới nhận thêm 1,7 triệu liều Covax mới.

Ngày 16/5 Chính phủ đã tháo gỡ nút thắt mua vaccine, nút thắt cơ chế mua, căn cứ pháp luật để mua: “Dịch covid là tình huống cấp bách, vì thế việc mua vaccine cũng phải theo cơ chế đặc biệt, cấp bách và nó phải được thực hiện ngay”.

Với căn cứ này, trong ngày 17/5 Bộ KHĐT, Bộ Tư pháp đã cùng Bộ Y tế hoàn tất các thủ tục để Thủ tướng chính phủ phê duyệt mua 31 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech.

Tin vui là Pfizer cam kết giao đủ 31 triệu liều trong năm 2021. Như vậy cùng với cam kết 38,9 triệu liều từ chương trình COVAX (đã nhận 2,659 triệu liều) và 30 triệu liều mua từ AstraZeneca, Việt Nam chúng ta sẽ có ít nhất 110 triệu liều, đủ tiêm 2 mũi cho 59,14% dân số.

Hãy đặt mục tiêu hết năm 2021 tiêm vaccine được 30 triệu người, hết quý 1 năm 2022 tiêm vaccine được 50 triệu người. 

Một số bạn lo lắng giá mua của Pfizer đắt hơn quá nhiều so với giá mua AstraZeneca. Quan điểm của tôi: có vaccine để mua và mua được sớm là tốt lắm rồi, không có vaccine mà để dịch bùng phát như Ấn Độ hoặc ít ra như Thái Lan (hôm qua 9.635 ca ngày) thì thiệt hại kinh tế còn lớn hơn gấp 10, gấp 100 lần.

Nếu Chính phủ có chủ trương xã hội hoá, tôi tin rằng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam có thể góp tiền đủ mua 100 triệu liều Pfizer, miễn là Bộ Y tế và Chính phủ đàm phán mua được.

Vấn đề trọng tâm nhất, biện pháp căn bản nhất trong công tác chống dịch chính là tiêm vaccine với tốc độ nhanh nhất, mua nhanh nhất, nhận vaccine nhanh nhất, tổ chức tiêm chủng nhanh nhất, sớm đạt miễn dịch cộng đồng nhanh nhất.

Hôm nay (18/5), chúng ta chính thức có hợp đồng mua 31 triệu liều vaccine Pfizer của Mỹ. Với con số này, có lẽ từ nay chúng ta chuyển sang thế chủ động, không ở thế bị động về vaccnie nữa. Hy vọng chúng ta sẽ đẩy nhanh tốc độ mua và tiêm vaccine, sớm đạt miễn dịch cộng đồng, sớm đưa cuộc sống, đưa các hoạt động trở lại bình thường. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Việt Nam tiêm vaccine COVID-19 chậm? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714380315 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714380315 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10