Vụ kiện Vinasun – Grab: Grab chính thức kháng cáo

Diendandoanhnghiep.vn Không đồng ý bồi thường 4,8 tỉ đồng cho Vinasun, Grab đã gửi đơn kháng cáo toàn bộ bản án sở thẩm của TAND TP HCM. Đồng thời đề nghị tòa phúc thẩm đình chỉ giải quyết vụ án.

Theo đó, ngày 12/1/2019, Tòa án kinh tế - TAND TP HCM, cho biết: Công ty TNHH Grab Việt Nam (Grab) vừa gửi đơn kháng cáo toàn bộ bản án tuyên bồi thường cho Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) 4,8 tỉ đồng. Trong đơn kháng cáo, Grab đề nghị tòa phúc thẩm xem xét hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, vì cho rằng Tòa án kinh tế - TAND TP.HCM đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng.

Không đồng ý bồi thường 4,8 tỉ đồng cho Vinasun, Grab đã gửi đơn kháng cáo toàn bộ bản án sở thẩm của TAND TP HCM. Đồng thời đề nghị tòa phúc thẩm đình chỉ giải quyết vụ án.

Không đồng ý bồi thường 4,8 tỉ đồng cho Vinasun, Grab đã gửi đơn kháng cáo toàn bộ bản án sở thẩm của TAND TP HCM. Đồng thời đề nghị tòa phúc thẩm đình chỉ giải quyết vụ án.

Theo Grab, tòa sơ thẩm đưa ra quyết định buộc Grab bồi thường cho Vinasun là trái luật, Grab đề nghị tòa phúc thẩm hủy án.

Cũng theo đơn kháng cáo mà Grab gửi cho tòa phúc thẩm nêu: Tòa án kinh tế - TAND TP HCM không có thẩm quyền xét xử vụ án và việc đưa ra bản án là vượt quá phạm vi khởi kiện yêu cầu bồi thường (không triệu tập nhân chứng tham dự các phiên xử theo yêu cầu của Grab). Đồng thời Grab cũng khẳng định, hoạt động của đơn vị này không vi phạm với Vinasun. Trường hợp nếu tòa phúc thẩm không đình chỉ thì phải sửa án sơ thẩm, xác định Grab không kinh doanh vận tải, không vi phạm pháp luật và bác toàn bộ yêu cầu của Vinasun.

Grab cho rằng, TAND TP.HCM không đánh giá đầy đủ, khách quan các tình tiết, chứng cứ của vụ án. Tòa nhận định Grab kinh doanh vận tải mà phớt lờ ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải rằng "chỉ cung cấp dịch vụ công nghệ", mang tính hỗ trợ cho đơn vị vận tải trên cơ sở thỏa thuận hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, HĐXX đã bác yêu cầu giám định lại của Grab, dựa vào kết luận giám định không khách quan, chính xác của công ty giám định do tòa chỉ định, áp đặt các quy định về kinh doanh vận tải đối với Grab…

ngày 28/12/2018, TAND TP HCM xác định hoạt động của Grab là kinh doanh vận tải.p/Do đó, Grab đã vi phạm pháp luật, cụ thể là Nghị định 86 và Đề án 24. Theo Đề án 24, Grab chỉ được cung cấp phần mềm ứng dụng nhưng Grab đã kinh doanh vận tải taxi, gây thiệt hại cho Vinasun.

Ngày 28/12/2018, TAND TP HCM xác định hoạt động của Grab là kinh doanh vận tải. Do đó, Grab đã vi phạm pháp luật, cụ thể là Nghị định 86 và Đề án 24. Theo Đề án 24, Grab chỉ được cung cấp phần mềm ứng dụng nhưng Grab đã kinh doanh vận tải taxi, gây thiệt hại cho Vinasun.

Cũng theo Grab, việc tòa xác định thiệt hại của Vinasun theo chi phí xe nằm bãi và giảm giá trị vốn hóa thị trường là không đúng pháp luật... Bởi, thực tế thiệt hại của Vinasun do nhiều nguyên nhân khác gây ra, kháng cáo nêu.

Tháng 6/2017, Vinasun đã chính thức kiện Grab đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng vì "vi phạm Đề án 24 của Bộ GTVT, gây náo loạn thị trường". Cụ thể, Grab chỉ đăng ký cung cấp ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải nhưng thực tế hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi - lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun.

Vinasun cho rằng hoạt động vi phạm pháp luật của Grab đã gây thiệt hại cho công ty gần 42 tỉ đồng, từ năm 2016 đến nửa đầu năm 2017, yêu cầu đơn vị này bồi thường.

Sau nhiều phiên tòa xét xử, ngày 28/12/2018, TAND TP HCM xác định hoạt động của Grab là kinh doanh vận tải.  Do đó, Grab đã vi phạm pháp luật, cụ thể là Nghị định 86 và Đề án 24. Theo Đề án 24, Grab chỉ được cung cấp phần mềm ứng dụng nhưng Grab đã kinh doanh vận tải taxi, gây thiệt hại cho Vinasun.

Về vấn đề thiệt hại do sụt giảm giá trị vốn hóa thị trường của Vinasun, HĐXX cho rằng thiệt hại này không thể tách bạch được. Vì vậy, dù xác định được thiệt hại do sụt giảm giá trị vốn hóa thị trường nhưng không xác định được phần thiệt hại nào do Grab gây ra, phần nào do các yếu tố khác nên phần này không được HĐXX không chấp nhận.

Vì vậy, HĐXX chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của Vinasun, buộc Grab bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng số tiền 4,8 tỉ đồng. Đồng thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền một số vấn đề như: Hoạt động Grab thời gian vừa qua bộc lô nhiều hạn chế, tồn tại và cơ quan quản lý không quản lý được. Chẳng hạn, khi Grab vào thị trường Việt Nam, thì đông đảo người dân đầu tư mua xe để tham gia dịch vụ vận tải Grab. Do đó, HĐXX kiến nghị Bộ GTVT và cơ quan chức năng có chính sách quản lý kịp thời mô hình hoạt động như Grab.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ kiện Vinasun – Grab: Grab chính thức kháng cáo tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714219276 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714219276 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10