Xe điện “cán” phải “hòn đá” phần mềm

Diendandoanhnghiep.vn Ngành công nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn khi các phần mềm cốt lõi trên xe liên tục bị lỗi. Chúng gây ra nguy hiểm khi lái xe và làm chậm trễ các kế hoạch triển khai xe điện.

>>Xe điện chuyên chở học sinh, cơ hội mới cho ngành vận tải?

“Nạn nhân” mới nhất là General Motors (GM). Họ đang cố gắng chẩn đoán và vá lỗi phần mềm, bao gồm các lỗi khiến màn hình bị nhấp nháy, thông báo lặp đi lặp lại hoặc bộ sạc không ổn định. Tình trạng này xảy ra ngay cả trên những dòng xe điện quan trọng nhất của họ.

Rivian cũng gặp rắc rối với các phần mềm, khi một lần họ cập nhật phần mềm cải thiện tính năng khóa cửa nhưng vô tình khóa luôn hệ thống thông tin giải trí trong xe.

Hoặc trước đó vào tháng 12, các cơ quan chức năng của Mỹ đã phải yêu cầu Tesla thu hồi 2 triệu xe điện nhằm cập nhật phần mềm hỗ trợ lái tự động Autopilot của họ sau một loạt các tai nạn chết người.

Không chỉ GM, Rivian hay Tesla, gần như toàn bộ ngành công nghiệp xe hơi đều đang gặp rắc rối với phần mềm, đặc biệt trong bối cảnh các hãng xe đang cố gắng biến sản phẩm của mình trở thành “các siêu máy tính có bánh xe” chạy bằng pin.

Việc giải quyết các lỗi phần mềm có thể xem là ưu tiên hàng đầu của các hãng xe. Lỗi trên điện thoại hay máy tính chỉ gây phiền phức, khó chịu, còn lỗi phần mềm trên xe hơi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người. Tuy nhiên sửa lỗi phần mềm xe hơi không phải là chuyện đơn giản, vì xe hơi là cỗ máy phức tạp gấp trăm lần điện thoại. Việc cập nhật phần mềm có thể xảy ra những kết quả ngoài dự trù ảnh hưởng đến những hệ thống khác.

Với khó khăn này, nhiều hãng xe hơi như GM, Volkswagen, Volvo Cars hay Polestar đã trì hoãn các kế hoạch triển khai xe điện mới của mình, đồng thời cân nhắc lại các chương trình phát triển phần mềm.

Trước thời xe điện, các phần mềm chuyên dụng cho xe thường được nhúng vào hàng trăm máy tính nhỏ, mỗi máy điều khiển một tính năng riêng lẻ trên xe. Còn hiện nay cấu trúc xe điện được sắp xếp hợp lý hơn, với cấu trúc điện được thiết kế ngay từ đầu và các tính năng thường quy tụ về một số ít máy tính kiểm soát.

Đây là một kiểu cấu trúc mới cải tiến hơn. Thế nhưng nó cũng vô tình gây ra trở ngại với những nhà sản xuất xe hơi truyền thống, những bên thiếu kỹ năng phần mềm và gặp khó khăn trong việc định hướng lại hoạt động kinh doanh của họ theo hướng xe điện.

GM là ví dụ điển hình cho việc một hãng xe hơi truyền thống đau đầu với những phần mềm xe hơi.

Cụ thể, trong tháng 12, GM đã phải ngừng bán dòng xe điện Chevrolet Blazer EV kiểu mới của mình, sau khi những những sở hữu xe đầu tiên và những người đánh giá phản hồi rằng họ gặp vấn đề về phần mềm.

Trong buổi báo cáo thu nhập quý 4 hôm 30/1, CEO Mary Barra cam kết rằng đội ngũ phần mềm và dịch vụ của GM, dẫn đầu bởi cựu CEO Apple Mike Abbott, đang nỗ lực và gấp rút để đưa Blazer EV trở lại thị trường.

Minh họa cho cam kết ấy, bà Barra đề cập đến một số cải tiến trong tổ chức và quy trình trong đội ngũ phần mềm, bao gồm thành lập bộ phận kiểm soát chất lượng, xây dựng quy trình kiểm tra và xác nhận chất lượng. Hiện tại họ đang kiểm tra chất lượng của Blazer EV và các mẫu bị xếp kho khác để giải quyết tận gốc các vấn đề về phần mềm.

Tuy nhiên mọi thứ vẫn đang trong quá trình thực hiện. GM đã hoãn buổi cập nhật thông tin cho các nhà đầu tư để đội ngũ phần mềm có nhiều thời gian sửa chữa hơn. Trước đó buổi cập nhật này được ấn định vào tháng 3.

Ngoài phần mềm, dự án xe điện của GM còn gặp phải vấn đề trong sản xuất pin. Barra cho biết thiết bị mới với chức năng xây dựng module pin nhanh hơn sẽ được lắp đặt vào giữa năm 2024.

Mặc dù có những giải pháp và phương hướng giải quyết vấn đề cụ thể, thế nhưng sự chậm trễ trong các dự án xe điện đã khiến GM trả giá đắt, khi họ phải bỏ ra số tiền 1,7 tỷ USD cho pin dự trữ, thứ mà hãng chưa biết có thể phục hồi hoàn toàn hay không.

Bất chấp điều này, Barra vẫn tin vào triển vọng lạc quan cho xe điện GM trong nửa cuối năm 2024. Bà cho biết sẽ tăng cường sản xuất những mẫu xe hiện tại (Cadillac Lyriq, GMC Hummer EV, Chevy Blazer EV và Chevy Silverado EV), cũng như bắt đầu đưa các mẫu xe bị trì hoãn như Chevy Equinox EV, Silverado EV RST, GMC Sierra EV Denali và Cadillac Escalade IQ ra showroom vào cuối năm nay. Với lượng sản xuất tăng và chi phí pin giảm, GM kỳ vọng họ có thể thu lời từ xe điện vào nửa cuối 2024.

Dĩ nhiên đó cũng chỉ mới là kỳ vọng của GM. Chưa biết tương lai sẽ ra sao. Thế nhưng câu chuyện của GM là một ví dụ mà các nhà sản xuất xe truyền thống cần lưu ý: Họ có thể rất giỏi, rất chuyên nghiệp trong sản xuất phần cứng, nhưng thách thức và mấu chốt bây giờ lại nằm ở phần mềm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xe điện “cán” phải “hòn đá” phần mềm tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714395070 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714395070 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10