Xu hướng tiêu dùng thay đổi thời SARS-CoV-2

Diendandoanhnghiep.vn Hành vi người tiêu dùng cũng thay đổi trong thời gian dịch bệnh SARS-CoV-2 bùng phát cũng như giai đoạn sau khi dịch đi qua.

fsd

Trong năm 2020 thị phần thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ tăng lên do tính tiện lợi và việc ít tương tác trực tiếp khi mua hàng, mô hình mua sắm từ trực tuyến đến ngoại tuyến (OTO) và mua sắm thương mại điện tử phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Việt trong thời gian này.

Công ty nghiên cứu thị trường Kantar World Panel vừa đưa ra những nhận định về ảnh hưởng của dịch bệnh do virus corona (SARS-CoV-2 ) đến hành vi của người tiêu dùng. Kantar cho rằng, dịch bệnh sẽ có tác động nhất định đến ngành hàng tiêu dùng nhanh trong quí I và kể cả quí II/2020.

Tần suất mua sắm giảm nhưng giá trị gói hàng tăng

Theo ông Jason Yu- Giám đốc điều hành Worldpanel Division- Kantar China, tác động của đại dịch virus Covid- 19 đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) sẽ có một vài điểm tương đồng với đại dịch SARS năm 2003 và những hay đổi tương tự cũng có thể xảy ra với Việt Nam.

Tần số đi mua sắm sẽ giảm đi thay vào đó kích thước giỏ hàng tăng lên cho mỗi lần mua. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể ảnh hưởng đến doanh số bán lẻ và doanh số FCMG.

Chi tiêu cho ăn uống (F&B) và các hoạt động tiêu dùng khác bên ngoài nhà có xu hướng bị cắt giảm trong giai đoạn bùng phát dịch, do người dân hạn chế ra đường hay đến các khu vui chơi, mua sắm, giải trí. Dù vậy, việc tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh tại nhà dự kiến vẫn sẽ duy trì tăng trưởng và bị ảnh hưởng ít hơn so với tiêu dùng bên ngoài.

Chất tẩy rửa gia dụng và vệ sinh cá nhân được tiêu thụ nhiều hơn do tăng nhu cầu tự bảo vệ bản thân, bao gồm nước rửa tay, nước rửa tay khô diệt khuẩn, khăn giấy ướt; và có thể kéo theo sự gia tăng của kem dưỡng da tay, do người tiêu dùng rửa tay thường xuyên hơn dẫn đến việc làm khô da.

Thực phẩm lành mạnh như trái cây, nước ép trái cây, rau củ giúp tăng khả năng miễn dịch sẽ có chiều hướng tăng. Người tiêu dùng cũng có xu hướng dự trữ các loại thực phẩm ăn liền tại nhà như mì ăn liền, xúc xích, đồ ăn nhẹ, v.v., đặc biệt là ở những khu vực có trường hợp nhiễm bệnh hay cách ly.

Về mặt bán lẻ, trong giai đoạn này, các địa điểm quy mô nhỏ, sạch sẽ và gần hơn như cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi sẽ được ưu tiên hơn so với chợ truyền thống hoặc siêu thị/đại siêu thị. Ngoài ra, sự bùng phát của dịch cũng đang làm tăng đáng kể số lượng giao dịch mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng tận nơi.

Mặt khác, việc chậm trễ của các hoạt động xuất nhập khẩu do sự bùng phát của virus corona đang tạo ra những thách thức đối với các nhà cung cấp và người bán hàng trong khâu sản xuất, phân phối và dự trữ hàng hóa. Chính vì vậy, trong cuộc chiến chống lại covid-19, lượng cung suy giảm, dẫn đến nhiều khả năng đẩy giá cả leo thang, khiến người tiêu dùng cũng hạn chế và cân nhắc hơn trong chi tiêu.

 

Ứng phó để thích ứng

Kantar cho rằng tác động của đợt bùng phát dịch năm nay có thể đẩy nhanh các xu hướng chúng ta đã quan sát trong năm 2019. Thứ nhất, ý thức về sức khỏe và vệ sinh của người tiêu dùng Việt sẽ nâng cao, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc cá nhân và chăm sóc gia đình bao gồm xà phòng, nước rửa tay, nước rửa tay khô diệt khuẩn, sản phẩm tẩy rửa nhà cửa, khăn giấy,... Những mặt hàng này hiện vẫn còn khiêm tốn cả về số lượng người dùng lẫn lượng tiêu thụ, nhưng dự kiến sẽ trở nên phổ biến hơn khi ngày càng nhiều người bắt đầu quen với việc mua các mặt hàng này và sử dụng thường xuyên hơn.

Thứ hai, trong năm 2020, thị phần thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ tăng lên do tính tiện lợi và việc ít tương tác trực tiếp khi mua hàng. Mô hình mua sắm từ trực tuyến đến ngoại tuyến (OTO) và mua sắm thương mại điện tử phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Việt trong thời gian này.

Các nền tảng mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng người mua lẫn doanh thu, nhờ vào thu hút người mua mới chưa bao giờ mua sắm trực tuyến trước đó (hiện nay đến 3/4 hộ gia đình Việt Nam tại 4 thành phố chính chưa mua bất kỳ sản phẩm tiêu dùng nhanh nào trực tuyến, theo dữ liệu Consumer Panel cập nhật đến hết năm 2019) và gia tăng mức chi tiêu từ những người đã và đang mua hàng trực tuyến.

Việc các kênh mới nổi ngày càng phổ biến, bao gồm các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và thương mại điện tử, phản ánh những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt. Từ việc mua sắm truyền thống ở 1 hoặc 2 kênh chính, người mua hàng dần chuyển sang mua sắm đa kênh, tích hợp nhiều kênh, củng cố xu hướng bán lẻ đa kênh ngày càng tăng lên trong lĩnh vực bán lẻ và thị trường hàng tiêu dùng nhanh trong thời gian tới.

Một thực tế là thời gian gần đây, nhiều trung tâm thương mại cũng như các cửa hàng ăn uống, càphê, thời trang, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng.. đã đẩy mạnh bán hàng online thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo, website.

Nhiều chủ cửa hàng thòi trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng... cũng đã nhanh chóng đăng ký mặt hàng của mình trên các trang bán hàng online như Tiki, Shopee, Lazada để dễ tiếp cận người mua hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xu hướng tiêu dùng thay đổi thời SARS-CoV-2 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714305519 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714305519 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10