Luật Hợp tác xã 2012 - Bài 2: Quyền tự chủ của hợp tác xã

Diendandoanhnghiep.vn Từ vụ việc tại Saigon Co.op, xung quanh câu chuyện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã vẫn là vấn đề gây tranh cãi.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin gày 2/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã ký Quyết định số 76/QĐ-BCDĐMPTKTTTHTX ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2025.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2025.

Đầu năm 2020, một số hợp tác xã thành viên của Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP HCM (Saigon Co.op) đã huy động vốn góp để góp vào Saigon Co.op theo Nghị quyết số 11/NQ-ĐHTV ngày 6/7/2019 của Đại hội thành viên Saigon Co.op.

Điều đáng nói, các hợp tác xã thành viên Saigon Co.op huy động vốn để tăng vốn điều lệ của các hợp tác xã và tạo nguồn vốn góp để tăng vốn điều lệ của Saigon Co.op bằng hình thức kết nạp thành viên mới vào hợp tác xã và ký hợp đồng hợp tác đầu tư  với một số doanh nghiệp có năng lực tài chinh. Đây là 2 hình thức huy động vốn phổ biến của các tổ chức kinh tế do người dân làm chủ, bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã đã được nêu rõ trong Luật Hợp tác xã năm 2012. Cụ thể, điều 5, Luật Hợp tác xã quy định: Nhà nước “Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và không can thiệp vào hoạt động hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”.

Điều 7, Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định rõ: “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật” và Điều 8 cũng quy định rất rõ các quyền của hợp tác xã về kết nạp thành viên mới; tăng giảm vốn trong quá trình hoạt động; liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã...

Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các hợp tác xã một lần nữa được nhắc đến trong Kết luận số 70-KL/TW ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa IX của Đảng. Nội dung này cũng được nêu rõ trong Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ. Theo các văn bản này, trong thực tế đang tồn tại hai thái cực trong quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã. Nơi thì buông lỏng quản lý, nơi can thiệp quá sâu. Do đó, Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành các văn bản trên để quán triệt việc đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các hợp tác xã.

Theo Luật sư Nguyễn Minh Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, các hợp tác xã thành viên Saigon Co.op kết nạp thành viên mới để tăng vốn điều lệ là phù hợp với quy định của pháp luật, là hoạt động cần được khuyến khích. Cơ quan quản lý Nhà nước cần phải nhìn nhận việc huy động nguồn vốn này một cách đúng bản chất kinh tế, dân sự của việc góp vốn này. Nhà nước không được cấm đoán hoặc cản trở để đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức kinh tế. Nhà nước chỉ xem xét vấn đề về việc thực hiện các thủ tục góp vốn có phù hợp với trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định hay không.

Việc các hợp tác xã huy động vốn bằng kết nạp thành viên mới hay liên doanh liên kết đều đã được quy định trong Luật Hợp tác xã năm 2012 và Luật Đầu tư. Do đó, tôi cho rằng, việc kết nạp thành viên mới để tăng vốn điều lệ và hợp tác đầu tư để huy động nguồn vốn cho việc phát triển kinh tế tập thể là có căn cứ. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn về quy trình và kỹ thuật để các hợp tác xã đưa vốn vào hoạt động, không được cản trở việc làm này của các hợp tác xã”, Luật sư Nguyễn Minh Anh nhận xét.

Tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã là tổ chức kinh tế dân doanh hoàn toàn vốn của người dân và không có vốn nhà nước. Các hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và việc huy động các nguồn vốn để phát triển kinh tế của các hợp tác xã được pháp luật bảo hộ. Các hợp tác xã tăng vốn bằng nguồn vốn xã hội, vốn tư nhân là đúng bản chất kinh tế của người dân, do người dân đầu tư và làm chủ, đương nhiên không làm thay đổi bản chất hợp tác xã mà ngược lại, đây là việc triển khai đường lối của Đảng, quy định của pháp luật về phát triển hợp tác xã.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật Hợp tác xã 2012 - Bài 2: Quyền tự chủ của hợp tác xã tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714473919 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714473919 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10