Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” nhất định phải hồi hương

Diendandoanhnghiep.vn Theo dõi thông tin từ Cục Di sản văn hóa của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, người viết tin rằng khả năng chiếc ấn vàng lịch sử có niên đại hai trăm năm sẽ về Việt Nam trong thời gian tới.

Thừa Thiên Huế đề nghị sử dụng nguồn lực từ Quỹ bảo tồn di sản Huế để hồi hương ấn vàng

Thừa Thiên Huế đề nghị sử dụng nguồn lực từ Quỹ bảo tồn di sản Huế để hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" - Ảnh: Millon.com

Sách "Đại Nam thực lục" của Quốc Sử quán triều Nguyễn chép: Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được đúc vào ngày Giáp Thìn, mùng 4 tháng Hai năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823). Ấn có nuốm (quai) làm rồng cuốn 2 tầng, vuông 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, bằng vàng mười tuổi, nặng 180 lạng 9 đồng 2 phân. Phàm chiếu như sắc dụ đều đóng ấn ấy.

Sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”, vào năm Minh Mệnh thứ 9 (năm 1828), dụ rằng: Ấn báu của nhà nước là để làm việc tuyên bố mệnh lệnh, chỉ bảo rõ ràng những việc phải làm, về khí cụ thì cực kỳ quan trọng, về điển lệ thì cực kỳ to lớn... 

Nhắc lại để thấy, "Hoàng đế chi bảo" là ấn vàng lớn nhất, đẹp nhất, quý nhất và quan trọng nhất của Vương triều Nguyễn. Ấn này được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn (vào dịp lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, cùng với sắc thư ban cho nước ngoài...), phản ánh một giai đoạn trong tiến trình lịch sử của quốc gia - dân tộc, là di sản văn hóa quý báu của Nhà nước Việt Nam…

Do đó, Việt Nam sẽ làm mọi việc để chiếc ấn vàng có vị trí xứng đáng và trang trọng trong bảo tàng văn hóa, lịch sử tại Việt Nam để mọi người chiêm bái, nghiên cứu chứ không chịu cảnh nằm hiu hắt trong két sắt nhà băng hay bộ sưu tập cá nhân của ai đó nhiều tiền.

Tới thời điểm này, đại diện phía Việt Nam đã thỏa thuận thành công với hãng Millon tạm hoãn phiên đấu giá ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” vào ngày 31/10/2022 sang 10/11/2022. Phía Việt Nam sẽ có đủ thời gian để đưa chiếc ấn vàng đẹp và quý nhất của triều đại nhà Nguyễn có giá trị lịch sử văn hóa rất cao, bao gồm cả ý nghĩa chính trị về nước.

Trước đây, các triều đại phong kiến Việt Nam khi Vua mới lên ngôi luôn phải sang Trung Quốc cầu phong để được nhận tước Vương, có chiếu chỉ sắc phong, ấn, kiếm để làm biểu trưng quyền lực cho “danh chính ngôn thuận”. Chính vì điều này mà khi trong nước có chiến tranh loạn lạc, nếu đem ấn kiếm sang Trung Quốc cầu cứu là phía Trung Quốc hay động binh để giúp vị Vua có ấn, kiếm trong tay.

Vì là ấn phong cho chư hầu nên đều không có hình rồng, như vua Quang Trung được phong vương với chiếc ấn có tay cầm hình lạc đà, còn các nước như Triều Tiên, Chăm Pa có hình con cóc.

Kim ấn

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" của vua Minh Mạng.

Sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” do nội các triều Nguyễn biên soạn cho biết, hình rồng trên ấn vàng hình vuông, quai ấn là một con rồng uốn khúc (rồng đoanh) đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, đỉnh đầu rồng khắc chữ Vương, thể hiện đây là ấn của Hoàng Đế nước Nam, biểu trưng cho quyền uy và sức mạnh của vua Minh Mạng.

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được dùng khi “Gặp khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ cũng là các cáo dụ thân huân, đi tuần thú các nơi để xem xét các địa phương, mọi điển lễ long trọng ấy và ban sắc, thư cho ngoại quốc…”. 

Có ý kiến về xã hội hóa huy động mọi nguồn lực, kêu gọi các doanh nghiệp, người có lòng với văn hóa, lịch sử dân tộc tham gia đóng góp để đưa chiếc ấn vàng về nước. Tuy nhiên, ngành văn hóa của Việt Nam nên tìm mọi cách để có nguồn kinh phí đưa ấn vàng hồi hương.

Bỏ qua những suy nghĩ định kiến hẹp hòi như chiếc ấn vàng là dấu tích của triều đại nhà Nguyễn, triều đại không được lòng dân, hay đất nước còn khó khăn, số tiền để chuộc ấn có thể dùng cho việc phúc lợi khác như xây cầu, làm đường, xây trường học…

Việt Nam bây giờ đã khác, vị thế trong khu vực, trên trường quốc tế đã khác xưa. Thành quả của hơn 30 năm đổi mới đã đưa kinh tế phát triển vượt bậc. Tiền bạc có thể làm ra nhưng tiền bạc không làm sống lại được lịch sử. Văn hóa, hiện vật di tích là thứ vô giá mà nếu không đưa được về đất mẹ, sau này chúng ta sẽ phải ăn năn nuối tiếc.

Đưa ấn vàng về là hành động khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của Việt Nam, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc. Đồng thời, phù hợp với chính sách bảo tồn, gìn giữ phát triển giá trị di sản văn hóa của Đảng và nhà nước, cũng như thực hiện đảm bảo nội dung tính toàn vẹn của di sản văn hóa mà UNESCO luôn đánh giá rất cao.

Chắc chắn lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp cùng Bộ Ngoại giao báo lên lãnh đạo cao cấp làm các thủ tục để đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” về với cội nguồn.

Điều cần làm bây giờ là xác định chính xác tính chân thực của chiếc ấn, đảm bảo đó đúng là chiếc ấn vàng của Việt Nam. Tìm nguồn kinh phí hợp lý, giảm thiểu các thủ tục xét duyệt, hải quan, nhanh chóng đưa được chiếc ấn về nước. Đó là trách nhiệm, nhiệm vụ của ngành Văn hóa.

Trong trường hợp quá khó khăn về tài chính mới nên huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, vì không riêng gì chiếc ấn vàng, mà còn khá nhiều cổ vật, hiện vật rất có giá trị của Việt Nam còn lưu lạc ở nước ngoài. Không thể cứ mỗi lần đấu giá là lại một lần hô hào đóng góp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” nhất định phải hồi hương tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714091225 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714091225 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10