Biến chủng Deltacron có gây lo ngại?

Diendandoanhnghiep.vn Mới đây, nhà khoa học tại Cộng hòa Cyprus đã phát hiện ra một chủng SARS-CoV-2 kết hợp giữa Delta và Omicron.

>> Những đột biến của Omicron tiết lộ những gì?  

Nhà nghiên cứu tại Cộng hòa

Nhà nghiên cứu tại Cộng hòa Cyprus đã phát hiện biến chủng lai giữa Omicron và Delta

Leondios Kostrikis, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Cyprus gọi chủng này là "Deltacron", vì các dấu hiệu di truyền giống Omicron của nó trong bộ gene Delta. Cho đến nay, giáo sư Kostrikis và nhóm của ông đã tìm thấy 25 trường hợp nhiễm virus này, sau khi giải trình tự 1.377 mẫu trong chương trình truy tìm các đột biến tiềm năng của SARS-CoV-2 ở Cyprus.

11 trong số 25 mẫu được lấy từ những người nhập viện, trong khi 14 mẫu lấy từ cộng đồng. "Tần suất phát hiện biến chủng cao hơn ở những người nằm viện, điều đó có nghĩa là có mối tương quan giữa Deltacron và tỷ lệ nhập viện", ông Kostrikis nói. Vị giáo sư này cho biết vẫn còn quá sớm để kết luận về khả năng lây lan hay những tác động mà chủng Deltacron có thể gây ra.

Bộ trường Bộ Y tế Cyphrus Michalis Hadipantelas nhấn mạnh: Hiện tại biến thể Deltacron không gây lo ngại. Bộ Y tế Cyprus dự kiến công bố thêm thông tin về biến thể mới trong một cuộc họp báo vào đầu tuần sau. Trước mắt, báo cáo giám sát quốc gia Cyprus về Covid-19 được công bố mới đây cho thấy độ tuổi trung bình của những người bị nhiễm là 28 tuổi, cho thấy tốc độ lây lan nhanh chóng của virus ở người trẻ.

Các chuyên gia nhận định, biến chủng Delta và Omicron vẫn chiếm phần lớn số ca bệnh mới trong thời gian tới, so với Deltacron. Tuy nhiên, dữ liệu tại các bệnh viện tại Nam Phi nhận thấy nhiều dấu hiệu lạc quan chứng minh số trường hợp mắc và nhập viện do biến chủng này sẽ giảm trong những tuần tới.

"Biến chủng Omicron đã lan rộng và số ca mắc giảm nhanh với tốc độ chưa từng có, đạt đỉnh dịch chỉ trong vòng 4 tuần", các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Học thuật Steve Biko ở thành phố Tshwane, Nam Phi cho biết. Họ lưu ý kết quả hiện tại có thể khác ở tùy từng quốc gia có đặc điểm dân số và mức độ miễn dịch tự nhiên hoặc từ vaccine. Tuy nhiên, nếu bức tranh tại Nam Phi "tiếp tục và lặp lại trên toàn cầu thì Omicron có thể là dấu hiệu chấm dứt đại dịch".

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy ca nhiễm biến chủng Omicron có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với các đợt dịch trước đó. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết "2022 phải là năm chấm dứt đại dịch Covid-19", bởi sau hai năm ứng phó, nhân loại đã "hiểu rất rõ virus và có đủ công cụ để chống lại nó".

Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù trong năm tới đại dịch Covid-19 có thể chưa kết thúc, nhưng nó sẽ không còn là căn bệnh chết người và sẽ dần trở thành một dịch bệnh thông thường như bao dịch bệnh khác. Nhân loại sẽ không thể kết thúc được Covid-19 bằng cách xóa sổ nCoV. Virus sẽ không bị tiêu diệt, tuy nhiên, khả năng miễn dịch toàn cầu sẽ tăng lên khi nhiều người được tiêm chủng hoặc từng nhiễm. Điều này cuối cùng sẽ khiến Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu, với mức độ lây truyền ổn định theo mùa và ít đột biến hơn.

>> Bài học đối phó với Omicron nhìn từ Nam Phi

Các nhà nghiên cứu vẫn đẩy nhanh quá trình giải mã biến chủng Omicron để tìm cách thức ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh

Các nhà nghiên cứu vẫn đẩy nhanh quá trình giải mã biến chủng Omicron để tìm cách thức ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh

Tuy nhiên, cho đến khi các nước có thể kiểm soát được dịch Covid-19, những nguy cơ do dịch bệnh này gây ra vẫn còn chưa dừng ở đó. Văn phòng WHO tại châu Âu cảnh báo làn sóng ca nhiễm Omicron trên toàn cầu hiện nay có thể làm gia tăng nguy cơ xuất hiện thêm biến thể mới nguy hiểm hơn. Bà Catherine Smallwood quan chức cấp cao xử lý tình huống khẩn cấp của WHO cũng cảnh báo rằng khi Omicron càng lây lan, truyền nhiễm, biến thể này sẽ dần biến đổi dẫn tới sự xuất hiện của một biến thể mới.

"Không ai có thể biết được khả năng lây lan cũng như nguy cơ tiềm ẩn từ biến thể mới này", chuyên gia này nhấn mạnh. Theo bà, tình hình tại châu Âu đang rất nguy hiểm với số ca nhiễm mới gia tăng đột biến tại khu vực Tây Âu và những tác động toàn diện của tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn là điều khó đoán định.

Do đó, các quốc gia cần tăng cường các biện pháp bảo vệ bản thân mà vaccine là công cụ hiệu quả nhất tại thời điểm hiện tại. Đồng thời siết chặt các quy định phòng dịch, tăng tốc chương trình tiêm chủng các mũi tiêm cơ bản và tiêm bổ sung. Thế giới cần chia sẻ vaccine công bằng hơn trong năm 2022 để chấm dứt "cái chết và sự hủy diệt" do COVID-19.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Biến chủng Deltacron có gây lo ngại? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714131258 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714131258 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10