Bộ Công Thương đề nghị giữ giá điện mặt trời áp mái trong 3 năm

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Công Thương đang trình Chính phủ với đề nghị giữ giá điện mặt trời áp mái 9,35 cent/kWh như hiện tại đến hết năm 2021.

Lý do đề xuất áp dụng một giá 9,35 cent cho các dự án điện mặt trời mái nhà trong 3 năm tới, Bộ Công Thương cho rằng, các dự án đầu tư hình thức này mất ít thời gian thi công, không cần phát triển hệ thống truyền tải, tiết kiệm đất. 3 năm qua, đã có 4.000 khách hàng lắp điện mặt trời áp mái, tổng công suất 45 MW.

Ngành điện ủng hộ phát triển điện mặt trời áp mái, giữ giá 9,35 cent/kWh đến hết 2021.

Ngành điện ủng hộ phát triển điện mặt trời áp mái, giữ giá 9,35 cent/kWh đến hết 2021.

EVN kỳ vọng công suất điện mặt trời áp mái trên cả nước sẽ đạt 500 MW đến hết 31/12 và đạt 2.000 MW đến hết 2021. Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam hết năm 2018 là 49.000 MW, điện mặt trời áp mái mới chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu nguồn điện. Trong khi nhiều địa phương tại Việt Nam có tiềm năng trong lĩnh vực này. 

Đơn cử, TP HCM ước tính có thể lắp đặt điện mặt trời áp mái với công suất khoảng 6.000 MW, ở Đà Nẵng là 1.000 MW.... Theo EVN, chi phí cho truyền tải, phân phối chiếm 30% trong cơ cấu giá thành điện. Vì vậy, điện mặt trời áp mái sản xuất và sử dụng tại chỗ sẽ giảm được chi phí truyền tải, tăng hiệu suất sử dụng.

Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn năng lượng Việt Nam mới được tổ chức gần đây, ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong 3 tháng vừa qua, điện mặt trời áp mái bùng nổ với tổng công suất lưới lên mức 200 MW. Bởi vướng về cơ chế tài chính, đến trước 25/6, cơ bản điện mặt trời áp mái không phát triển.

Sau khi Bộ Công Thương bãi bỏ quy định bù trừ sản lượng, áp dụng cơ chế 2 chiều, nhà đầu tư có quyền điện từ lưới điện và bán lại toàn bộ lượng sản xuất được cho EVN, điện mặt trời áp mái tăng trưởng ngoạn mục. Ông Lâm khẳng định, ngành điện ủng hộ duy trì giá thu mua điện mặt trời áp mái ở mức 9,35 cent/kWh đến năm 2021 với kỳ vọng cơ chế này sẽ giúp "bùng nổ" điện mặt trời áp mái.

Ông Lâm dẫn ví dụ, Thái Lan chỉ cho phép 9 dự án điện mặt trời nổi với 2.700 MW, không cho đặt các trạm điện mặt trời trên mặt đất nhưng đặt mục tiêu đến 10.000 MW điện mặt trời áp mái. "Đây là một hướng Việt Nam có thể suy nghĩ trong thời gian tới", lãnh đạo EVN nêu.

Ông Lâm cho biết thêm, chi phí cho truyền tải, phân phối chiếm 30% trong cơ cấu giá thành điện. Vì vậy, điện mặt trời áp mái sản xuất và sử dụng tại chỗ sẽ giảm bớt được chi phí truyền tải, tăng hiệu suất sử dụng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương đề nghị giữ giá điện mặt trời áp mái trong 3 năm tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715022335 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715022335 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10