Các quốc gia Nam Bán cầu sẽ định hình lại trật tự toàn cầu?

Diendandoanhnghiep.vn Các quốc gia ở Nam Bán cầu đang nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi từ trật tự thế giới lấy phương Tây làm trung tâm sang trật tự thế giới công bằng hơn.

>> BRICS mở rộng sẽ "đuổi kịp" Mỹ và phương Tây?

BRICS đang là đại diện nổi bật cho khu vực Nam bán cầu

BRICS đang là đại diện nổi bật cho các nước thuộc khu vực Nam Bán cầu

Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương ở Kuala Lumpur vào tháng trước, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã nhắc lại lời kêu gọi Mỹ và Trung Quốc cùng tồn tại vì sự tốt đẹp hơn của cộng đồng toàn cầu.

Tuy nhiên, lập trường không liên kết nhất quán của Malaysia chỉ là ngoại lệ chứ không phải là chuẩn mực. Ở các nước như Philippines và Hàn Quốc, những thay đổi trong giới lãnh đạo quốc gia đã gây ra những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại. Ví dụ, chính quyền của ông Ferdinand Ferdinand Marcos Jnr và ông Yoon Suk-yeol đã đảo ngược chiến lược cân bằng của những người tiền nhiệm và áp dụng quan điểm thân Mỹ hơn.

Hầu hết các nước đều có cách tiếp cận đa sắc thái hơn đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ngay cả trong số các đồng minh của Mỹ như Philippines và Hàn Quốc, các đảng đối lập cũng đang ủng hộ các chiến lược thay thế để tăng cường sự can dự với Bắc Kinh. Nếu việc ông Marcos Jnr và ông Yoon nghiêng về Mỹ dẫn đến xung đột tiềm tàng với Trung Quốc, thì cử tri của cả hai nước vẫn chưa thể góp phần lựa chọn cách tiếp cận cân bằng hơn thông qua việc bỏ phiếu.

Năm tới sẽ chứng kiến hai cuộc bầu cử quan trọng với những phân nhánh địa chính trị đáng kể. Vào tháng 1, cử tri Đài Loan sẽ tiến hành bầu cử, và sau đó cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024 còn ẩn chứa nhiều hệ lụy phức tạp hơn. Dù kết quả bầu cử thế nào, sự cạnh tranh Mỹ-Trung dự kiến sẽ vẫn căng thẳng.

Do đó, sự kỳ vọng vào việc trỗi dậy của Nam Bán cầu đang ngày một gia tăng. Thuật ngữ Nam Bán cầu (Global South) không mang tính địa lý. Trên thực tế, hai quốc gia lớn nhất Nam bán cầu – Trung Quốc và Ấn Độ – nằm hoàn toàn ở Bắc Bán cầu. Đúng hơn, cách gọi này biểu thị sự kết hợp của những điểm tương đồng về chính trị, địa chính trị và kinh tế giữa các quốc gia.

Nhiều chuyên gia dự báo đến năm 2030, ba trong số bốn nền kinh tế lớn nhất sẽ đến từ Nam Bán cầu – theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Indonesia. GDP tính theo sức mua của các quốc gia BRICS đã vượt qua Nhóm G7 của Bắc Bán cầu. Và hiện nay ở Bắc Kinh có nhiều tỷ phú hơn ở thành phố New York.

Sự thay đổi kinh tế này đi đôi với tầm nhìn chính trị được nâng cao. Các quốc gia ở Nam Bán cầu đang ngày càng khẳng định mình trên trường quốc tế - có thể là việc Trung Quốc làm trung gian cho Iran nối lại quan hệ với Saudi Arabia, hay nỗ lực của Brazil trong việc thúc đẩy kế hoạch hòa bình nhằm chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine.

>> BRICS+ sẽ thách thức sức mạnh của G7?

Các nước các quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latinh và các nước đang phát triển ở châu Á – đang ngày càng thể hiện quyền lực trong nỗ lực thiết lập trật tự thế giới đa cực

Các nước châu Phi cũng đang ngày càng thể hiện quyền lực trong nỗ lực thiết lập trật tự thế giới đa cực

Tại Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương, trong khi tái khẳng định tính trung lập của Malaysia, ông Anwar cũng nêu rõ mong muốn về một trật tự toàn cầu mới, đại diện tốt hơn cho các giá trị và lợi ích chung của thế giới ngoài phương Tây. Khát vọng của nhà lãnh đạo Malaysia đã nhận được sự đồng cảm của nhiều nước trên khắp Nam bán cầu.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS vừa kết thúc ở Nam Phi cũng đã minh chứng cho khát vọng này. Được định vị là đối trọng với G7, khối BRICS đã truyền tải một thông điệp rằng, nhiều nước ở khu vực đang phát triển đang tìm kiếm một trật tự kinh tế không phải do phương Tây dẫn dắt.

Ông Peter T.C. Chang, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia nhận định, các quốc gia trên khắp miền Nam bán cầu cũng mong muốn định hình lại hệ thống trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo. Chắc chắn  hầu hết các thành viên BRICS vẫn cam kết tuân thủ nguyên tắc không liên kết. Mục đích của nhóm BRICS là thúc đẩy một thế giới đa cực, nơi không một siêu cường hay khối nào thống trị hoàn toàn.

Đồng quan điểm, ông Michael Pillsbury, tác giả cuốn "Cuộc đua Marathon trăm năm" nhận định sự cạnh tranh Mỹ-Trung là một đặc điểm nổi bật của thế kỷ 21. Nhưng ảnh hưởng ngày càng tăng của BRICS cho thấy sự chuyển dịch của trung tâm địa kinh tế và địa chính trị của thế giới từ Bắc bán cầu sang Nam bán cầu sẽ xác định trật tự thế giới trong tương lai".

Một điều chắc chắn là, Nam bán cầu đang phô trương sức mạnh chính trị và kinh tế mà “các nước đang phát triển” và “Thế giới thứ ba” chưa bao giờ có được.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các quốc gia Nam Bán cầu sẽ định hình lại trật tự toàn cầu? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714316086 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714316086 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10