Cần sớm sửa quy định trần chi phí lãi vay

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ sớm xem xét bỏ trần chi phí lãi vay trong trường hợp vay vốn ngân hàng.

p/Nhiều doanh nghiệp kiến nghị sớm bỏ quy định khống chế chi phí lãi vay trong trường hợp vay vốn ngân hàng.

Nhiều doanh nghiệp kiến nghị sớm bỏ quy định khống chế chi phí lãi vay trong trường hợp vay vốn ngân hàng.

>>> Lãi vay cần giảm thêm

Liên tiếp từ đầu tháng 11 đến nay, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HOREA) đã có hàng loạt công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)… kiến nghị các giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản.

Bất cập cần sửa đổi

Bên cạnh các kiến nghị sửa đổi loạt Thông tư 06, 10, 03… của NHNN và kiến nghị góp ý dự thảo Luật các TCTD sửa đổi, HoREA cũng kiến nghị sửa đổi Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Theo HOREA, quy định áp trần chi phí lãi vay 30% tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP nhằm quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, nhưng đang áp dụng “nhầm” đối tượng, làm cho “bức tranh” đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không được phản ánh trung thực, đầy đủ, kịp thời và có thể làm thiệt hại lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp chân chính.

>>> Doanh nghiệp cần chú ý gì về giao dịch liên kết trong năm 2023 đầy biến động?

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao đổi với báo chí, việc áp dụng Nghị định 132/2020 đang bất cập trong môi trường kinh doanh lãi suất cao. Trên thực tế, trong giai đoạn cuối 2022, đầu năm 2023, từ việc đa phần các doanh nghiệp có thể khống chế chi phí lãi vay ở dưới mức 30% thì rất nhiều doanh nghiệp đã vượt mức 30%.

Sửa theo hướng nào?

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại tại Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023, bà Tô Kim Phượng, Phó Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra (Tổng cục Thuế), xác nhận Bộ Tài chính đang chủ trì, phối hợp sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2020 ngay trong quý 4/2023.

Dự thảo sửa đổi Nghị định 132/2020 tiếp thu các ý kiến và sửa đổi, sẽ điều chỉnh theo hướng không áp quy định trần lãi vay cho mọi đối tượng doanh nghiệp mà chỉ áp dụng đối với giao dịch của các doanh nghiệp có quan hệ liên kết. Còn với các doanh nghiệp không có quan hệ liên kết mà là những doanh nghiệp độc lập với nhau thì việc các doanh nghiệp có giao dịch cho thuê, cho mượn hay vay vốn, việc đó là hoàn toàn bình thường, cho nên không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định 132/2020. Như vậy, dự thảo sửa đổi Nghị định 132/2020 rất có thể vẫn giữ mức trần chi phí lãi vay 30%, nhưng cơ bản đối tượng áp dụng sẽ thay đổi.

Một số chuyên gia lưu ý, do đối tượng của giao dịch liên kết vẫn tập trung nhóm FDI, trong khi đó các doanh nghiệp FDI tới đây sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, nên chắc chắn các quy định cũng sẽ phải xem xét rất đầy đủ để có sự tương thích, tránh “vênh” trong quy định và đi ngược thông lệ quốc tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần sớm sửa quy định trần chi phí lãi vay tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714430433 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714430433 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10