Chuyên gia lý giải về 3 bệnh nhân “tái nhiễm” COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam hiện ghi nhận 266 ca nhiễm COVID-19, 169 ca đã được chữa khỏi và xuất viện, đáng lưu ý, đã xuất hiện một số ca nhiễm xét nghiệm âm tính sau đó lại “tái nhiễm”.

Mới đây, bệnh nhân 22 điều trị ba tuần tại Đà Nẵng, có ba lần xét nghiệm âm tính, được xuất viện và cách ly đủ 14 ngày. Đến ngày 10/4, bệnh nhân đến TP HCM để bay về nước thì lại có kết quả xét nghiệm dương tính tại sân bay Tân Sơn Nhất.

TS Vũ Minh Điền, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, không chỉ Việt Nam mà các báo cáo quốc tế như ở Hàn Quốc, Mỹ đều có trường hợp xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đã âm tính nhưng sau đó dương tính trở lại.

Điều này đang được các nhà khoa học nghiên cứu, giải thích thêm, trong đó có ý kiến cho rằng xét nghiệm ở đây là tìm đoạn gen, đoạn di truyền của virus, lần xét nghiệm sau có thể tìm thấy xác của virus còn nằm trong tế bào bạch cầu nên kết quả cho dương tính.

Khả năng thứ hai là virus dương tính thật sự và tiếp tục nhân lên. “Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là một loại virus mới, các nhà khoa học chưa biết nhiều về nó, các thuốc được sử dụng đều là các thuốc trong quá trình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả, chưa thuốc nào được đánh giá là có hiệu quả, hiệu lực thực sự trong loại bỏ virus. Việc loại bỏ virus còn dựa vào hệ thống miễn dịch của cơ thể”, TS Vũ Minh Điền nhận định.

Theo TS Vũ Minh Điền, hiện chưa có đủ căn cứ cho đó là tái nhiễm virus. Khả năng thứ ba, một số nghiên cứu nói rằng có hiện tượng virus biến chủng bởi hiện có đến 8 biến chủng của virus SARS-CoV-2 so với chủng ban đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc. 

“Việc biến chủng như thế này khiến virus có thể né tránh, trốn thoát khỏi hệ miễn dịch và tồn tại trong cơ thể một thời gian nhất định. Do đây là virus mới, cần có quá trình nghiên cứu thêm để có thêm những khuyến nghị”, TS Vũ Minh Điền chia sẻ.

Trong khi đó, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết đến nay nCoV vẫn còn rất mới, không thể nói trước được điều gì. Ở Trung Quốc có một số trường hợp lúc đầu kết quả âm tính nhưng khi xét nghiệm lại, lại dương tính với nCoV.    

Tuy nhiên, theo bác sĩ Cấp, trên thực tế, chưa nơi nào ghi nhận việc bùng phát dịch bệnh liên quan đến những ca dương tính trở lại với virus, nên không thể khẳng định bệnh nhân tái nhiễm.  

Cùng quan điểm về việc lây nhiễm sau khi bệnh nhân dương tính trở lại, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, về lý thuyết, người mang virus trong cơ thể có thể gây lây, tùy theo triệu chứng mà khả năng lây ít hay nhiều.

Việt Nam hiện ghi nhận 266 ca nhiễm COVID-19, 169 ca đã được chữa khỏi.

Việt Nam hiện ghi nhận 266 ca nhiễm COVID-19, 169 ca đã được chữa khỏi.

"Ở một số bệnh, vào giai đoạn sau, người bệnh có virus nhưng không lây cho người khác vì nồng độ virus thấp", bác sĩ Khanh nói.

Đơn cử, bệnh cúm, sau một thời gian mắc bệnh, xét nghiệm mang virus nhưng không có khả năng lây nữa. Bệnh sởi cũng tương tự, khoảng 4-5 ngày sau khi phát ban, trong họng bệnh nhân còn virus nhưng không lây bệnh. Tuy nhiên, với SARS-CoV-2 còn mới, nếu muốn biết sau khi khỏi bệnh lượng virus còn bao nhiêu, khả năng lây nhiễm thế nào cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. 

Thực tế, chiều 14/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cũng đã công bố kết quả xét nghiệm âm tính của 58 người tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân 22.

Trước đó, bệnh nhân COVID-19 thứ 50 điều trị tại Quảng Ninh và bệnh nhân thứ 21 tại Hà Nội cũng đã có 2 lần âm tính nhưng sau đó lại dương tính trở lại với SARS-CoV-2.

Từng nhận định về vấn đề “tái nhiễm” của bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cũng cho biết, khi một bệnh nhân khi mắc bệnh, rồi khỏi bệnh thì đã có khả năng miễn dịch (kháng thể) để không mắc bệnh đó nữa. Tuy nhiên, cũng có người bệnh xong, nhưng cơ thể không có miễn dịch, nên nhiễm lại. Mặt khác, người khỏi bệnh nhưng trở về vùng dịch bệnh COVID-19 cũng có thể bị nhiễm lại. 

Trước đó, cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều ghi nhận trường hợp bệnh nhân tái nhiễm SARS-CoV-2 mặc dù trước đó đã được chữa khỏi và xuất viện. Thậm chí, giới chức y tế tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, 14% ca xuất viện sau đó lại tái nhiễm SARS-CoV-2.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia lý giải về 3 bệnh nhân “tái nhiễm” COVID-19 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714840249 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714840249 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10