Giá trị của “dân tộc”, “khoa học” và “đại chúng”

Diendandoanhnghiep.vn Ba nguyên tắc được khẳng định trong Đề cương về văn hoá Việt Nam là tính “dân tộc”, “khoa học” và “đại chúng” dù ở hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ nguyên giá trị.

>>Tầm nhìn sâu sắc từ Đề cương văn hóa Việt Nam  

GS.TS Phạm Tất Dong, cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam chia sẻ nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam.

GS.TS Phạm Tất Dong, cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam.

GS.TS Phạm Tất Dong, cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam.

Phân tích về ý nghĩa của 3 nguyên tắc "dân tộc", "khoa học" và "đại chúng" GS,TS. Phạm Tất Dong cho biết, không chỉ văn hoá, toàn bộ những hoạt động trong xã hội đều phải mang 3 tính chất, 3 nguyên tắc mà Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 nêu ra, và đến nay những nguyên tắc ấy vẫn nguyên giá trị của nó.

Nền tảng tiếp nhận

Một nền văn hóa như Việt Nam chắc chắn phải mang tính dân tộc, tính khoa học và đại chúng. Tức là, trong 80 năm qua dù ở trong bất cứ giai đoạn nào và cho đến ngày nay, chúng ta đã bước đến thời kỳ chuyển đổi số, bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4… thì những nguyên tắc này cũng không thay đổi.

Chúng ta đã đi qua những giai đoạn, hình thức phát triển khác nhau của xã hội, từ giai đoạn nông nghiệp lạc hậu sang giai đoạn kiến thiết hòa bình, hướng tới xã hội công nghiệp cho đến giai đoạn xây dựng xã hội công nghiệp với việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa và sau đó là đi đến nền kinh tế tri thức…

“Dù ở giai đoạn nào, với nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng, chúng ta đã xây dựng được đất nước có bản sắc văn hóa riêng nhưng đồng thời luôn tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới và gắn kết với văn hóa của tất cả các quốc gia tiến bộ trên thế giới”, GS,TS. Phạm Tất Dong nói.

Vẫn theo GS,TS. Phạm Tất Dong, sau 80 năm-tức đã qua gần 1 thế kỷ, đất nước đã có rất nhiều thay đổi. Ví dụ, năm 1943 khi Đảng ban hành Đề cương về văn hóa, nước ta có đến 95% dân số mù chữ, nhưng đến nay 98% dân số biết chữ, trong đó có hàng triệu người có trình độ Đại học và cao hơn.

Cùng với đó, nền khoa học của chúng ta đã thay đổi từ "nền nông nghiệp con trâu cái cày", hiện nay đã có một nền nông nghiệp xanh và thông minh với nhiều công nghệ mới và chúng ta đã có những sản phẩm nông nghiệp đứng ngang hàng với các nước hàng đầu trên thế giới… Hay công nghiệp cũng đã phát triển mạnh với những nhà máy, những sản phẩm công nghiệp được xuất khẩu sang nước ngoài…

“Như vậy, điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay đã khác trước rất nhiều. Chính vì lẽ đó, sau 80 năm có những vấn đề rất mới được đặt ra đối với văn hoá”, GS,TS. Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

Chẳng hạn, hiện nay chúng ta bước vào giai đoạn chuyển đổi số và việc chuyển đổi số cũng đã đặt ra cho chúng ta một khái niệm mới về "văn hóa mạng", nghĩa là bên cạnh không gian hiện thực thì hiện chúng ta còn có một không gian ảo. Đây là một hiện thực mới mẻ hơn trước nhiều khi chúng ta có thêm một môi trường mạng với không gian văn hóa cũng cực kỳ lớn.

>>Văn hóa Việt đã trở thành một nguồn lực cách mạng sâu, bền

>>Đề cương về Văn hóa Việt Nam: Mãi “soi đường cho quốc dân đi”

Xây dựng văn hoá mới

Điều này đặt cho chúng ta vấn đề phải nghiên cứu về văn hóa mạng và xây dựng văn hóa mạng, mỗi người tham gia không gian mạng đều phải có văn hoá, tức là phải có hiểu biết về luật lệ, về đạo đức, nghi thức, sức khỏe trên mạng… Bởi thông tin xấu trên môi trường mạng internet nếu không được kiểm soát sẽ lan truyền rất nhanh và gây ra tác hại rất khủng khiếp.

Ông Trường Chinh dự Hội nghị khoa học kỷ niệm 40 năm Đảng ta công bố Đề cương về văn hóa Việt Nam ngày 27/12/1983.

Ông Trường Chinh dự Hội nghị khoa học kỷ niệm 40 năm Đảng ta công bố Đề cương về văn hóa Việt Nam ngày 27/12/1983.

Bên cạnh đó, một xã hội công nghệ cũng sẽ tạo ra văn hóa của xã hội công nghệ. Hiện nay, trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh và hiện thân là các robot thông minh xuất hiện và đang dần thay thế rất nhiều vai trò của con người.

Nhiều người lo ngại trí tuệ nhân tạo sẽ khiến con người thất nghiệp nhưng thực chất không phải như vậy. Chúng ta phải thích nghi và tạo ra một "văn hóa học tập", và việc học tập ở đây là học tập suốt đời.

“Văn hóa học tập này sẽ làm cho con người thích nghi với những thay đổi của thế giới, giúp con người luôn nâng cao kỹ năng, học tập và hiện đại hóa các kỹ năng của mình”, GS,TS. Phạm Tất Dong bày tỏ.

Bên cạnh đó, trong thế giới hiện nay luôn phải có sự cân bằng giữa tính toàn cầu hóa và tính bản địa. Vì vậy, có văn hóa bản địa nhưng cũng phải chú ý đến văn hóa toàn cầu và sự cân bằng này giúp văn hóa của đất nước phát triển. Việc tiếp cận, tiếp biến văn hóa thế giới và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới bổ sung cho văn hóa bản địa.

Trong giai đoạn tới phải làm thế nào để văn hóa của chúng ta vẫn có những đặc sắc riêng nhưng đồng thời cũng không đối lập với xu hướng phát triển của văn hóa toàn cầu nói chung.

Như vậy, có thể thấy đã có những văn hóa mới mà đến nay chúng ta chưa định hình được rõ ràng và trên cơ sở của một nền văn hóa có tính dân tộc, khoa học và đại chúng, chúng ta phải tiếp nhận những văn hóa mới và những văn hóa mới ấy sẽ giúp cho văn hóa Việt Nam càng ngày càng hoàn chỉnh.

“Bên cạnh đó, cũng phải nghiên cứu, dự báo thêm những phương diện văn hoá, những nét văn hóa mới sẽ có thể phát sinh để bổ sung và Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 sẽ là kim chỉ nam để chúng ta bổ sung thêm những văn hóa mới đó”, GS,TS. Phạm Tất Dong đề xuất.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giá trị của “dân tộc”, “khoa học” và “đại chúng” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715099758 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715099758 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10