Tầm nhìn sâu sắc từ Đề cương văn hóa Việt Nam  

Diendandoanhnghiep.vn Tầm nhìn của những vấn đề trong Đề cương mang ý nghĩa cách mạng và khoa học sâu sắc. Tinh thần khai phóng ấy được tiếp tục phát triển, mở rộng trong những văn kiện quan trọng của Đảng sau này.

>>Văn hóa Việt đã trở thành một nguồn lực cách mạng sâu, bền

PGS-TS Phạm Quang Long, nguyên Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội chia sẻ nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam.

PGS-TS Phạm Quang Long, nguyên Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội.

PGS-TS Phạm Quang Long, nguyên Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội.

PGS.TS Phạm Quang Long nhận định, trải qua 80 năm với những giai đoạn khác nhau của lịch sử dân tộc, những đường hướng trong Đề cương, dù được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, vẫn giữ được tính nhất quán về đường hướng phát triển, nguyên tắc chỉ đạo.

"Nếu coi Đề cương như là Cương lĩnh thứ nhất của Đảng về văn hóa, thì Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Trung ương 33 khóa 11 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước như những cương lĩnh mới về văn hóa. Có thể thấy sự tiếp nối, phát triển nhiều luận điểm quan trọng của Đề cương văn hóa Việt Nam 1943", PGS.TS Phạm Quang Long nói.

Trải qua chặng đường 80 năm, thực tế đã thay đổi và nội dung, tính chất, nhiệm vụ, phương thức tổ chức, xây dựng một nền văn hóa mới của văn hóa Việt Nam thời hội nhập đã khác, nhưng những định hướng cơ bản về tư tưởng, nội dung và những nguyên tắc của nền văn hóa mới vẫn còn mang ý nghĩa lớn.

"Nhìn lại những quan điểm lớn nhất của Đảng về văn hóa mới thấy hết những minh triết của cách tiếp cận vấn đề, tính thực tiễn và khoa học của những luận điểm được nêu ra trong Đề cương, thấy nó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử", PGS.TS Phạm Quang Long bày tỏ. 

>>Đề cương về Văn hóa Việt Nam: Mãi “soi đường cho quốc dân đi”

>>Để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội

PGS-TS Lâm Bá Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội.

PGS-TS Lâm Bá Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Bao trùm lên tất cả là tính chất cách mạng, thái độ nhất quán và những nguyên tắc của Đảng về một nền văn hóa mới, được định hướng ngay từ khi nó chưa thật rõ hình hài nhưng những cái mới đã hé lộ, sức sống của nó ngay từ những buổi đầu tiên đã được khẳng định và đáp ứng được những yêu cầu của cuộc cách mạng xã hội vì dân tộc, vì nhân dân.

“Chính vì thế, tương lai của những tư tưởng lớn ấy đã bám rễ vào đời sống và chứng tỏ sự đúng đắn ngay từ những buổi đầu”, ông Long nhấn mạnh.

Còn theo PGS-TS Lâm Bá Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng lý luận văn hóa ở Việt Nam, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo…

Cho đến thời điểm đó (năm 1943) chưa có các công trình nghiên cứu mang tính lý luận về văn hóa ở Việt Nam, ngoại trừ công trình Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh nhưng chỉ mang tính khái luận về văn hóa truyền thống.

Bản Đề cương cũng chưa có điều kiện nhận diện các trào lưu tư tưởng, văn hóa phương Tây du nhập, tác động đến đời sống của xã hội Việt Nam và một số vấn đề khác. Tuy nhiên, những vấn đề cốt lõi của bản đề cương vẫn có sức sống mãnh liệt trong tiến trình phát triển, được kiểm nghiệm trong thực tế và tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng trong đường lối, chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước ta.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tầm nhìn sâu sắc từ Đề cương văn hóa Việt Nam   tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714275811 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714275811 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10