Đề xuất cơ chế đặc thù cho Hà Nội: Bỏ trần tăng phí, lệ phí có khiến doanh nghiệp “chạy” sang địa phương khác?

Diendandoanhnghiep.vn Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng băn khoăn về vấn đề tăng thu phí và lệ phí bỏ mức trần được trao quyền cho Hà Nội sẽ tác động tới doanh nghiệp và người dân.

Cho ý kiến thảo luận tại Hội trường về Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Hà Nội, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) khẳng định là một công dân Thủ đô và mong muốn sự phát triển mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt vấn đề tăng thu phí, lệ phí có khiến Thủ đô kém hấp dẫn doanh nghiệp và nhà đầu tư?

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt vấn đề tăng thu phí, lệ phí có khiến Thủ đô kém hấp dẫn doanh nghiệp và nhà đầu tư?

Tuy nhiên với dự thảo Nghị quyết về cơ chế đặc thù với Hà Nội, Đại biểu băn khoăn về vấn đề tăng thu phí và lệ phí bỏ mức trần, Đại biểu đặt vấn đề, đề xuất này đã được đánh giá tác động với doanh nghiệp và người dân hay chưa?

“Với cơ chế này doanh nghiệp có còn coi Hà Nội là điểm đến hấp dẫn không? Hay phải “chạy” sang địa phương khác?”, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng lưu ý.

Theo dự thảo Nghị quyết, Hà Nội được thực hiện thí điểm thu phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí; tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí không quá 1,5 lần đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí (không kể các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách sách trung ương hưởng 100%) được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí. Các khoản thu tăng thêm ngân sách Thành phố được hưởng 100% và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng khẳng định Hà Nội và TP HCM và các thành phố lớn được coi là những “nhà mặt tiền” của quốc gia, có vị trí hơn hẳn các địa phương khác. “Trong đó, Hà Nội là trung tâm là trái tim của cả nước, do đó, trái tim thì phải chấp nhận cả mấu đỏ lẫn máu độc”, Đại biểu nói.

 Qua mấy nghìn năm văn hiến, Hà Nội là một trong những thành phố ấn tượng, đây là công lao của Đảng, Nhà nước và người dân cả nước dành cho hà nội.

Tuy nhiên, theo Đại biểu đoàn Bến Tre, Hà Nội phải có cơ chế phát huy tiềm lực ấy, phát huy giá trị nghìn năm về văn hoá ấy. “Xin cơ chế là đúng nhưng phải khác với xin nguồn lực. Phải đánh giá rõ, nếu không nguồn lực đổ về Hà Nội còn những địa phương khác sẽ ảnh hưởng”, Đại biểu đặt vấn đề. 

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng khẳng định vấn đề chính của Hà Nội hiện nay là phát huy vai trò của chính quyền và toàn dân Thủ đô. “Chỉ “lật úp lại kim tư tháp”, đưa phần tiêu cực chỉ còn 30%, phần tích cực lên 70% là sẽ phát triển tốt Hà Nội”, Đại biểu nói.

Đại biểu đoàn Bến Tre đồng thời cho rằng Nghị quyết 54 về cơ chế chính sách tài khoá đặc thù cho TP HCM đã có những cam kết rõ ràng, tuy nhiên những cam kết này còn thiếu trong Nghị quyết của Hà Nội lần này. Do đó, cần có đánh giá kỹ càng.

Đây cũng là quan điểm của Đại biểu Hoàng Bình Quân (Tuyên Quang) trước đó. Theo Đại biểu, Hà Nội đã được ban hành một số cơ chế đặc thù từ năm 2017. Thế nên cần phải đánh giá "được thua cái gì, ưu điểm gì, có quản lý tốt nguồn lực các đặc thù mang lại không".

“Cho Hà Nội một cơ chế đặc thù tức là cho tiền, cho nguồn lực nhưng phải yêu cầu Hà Nội có mục tiêu cụ thể, có phương hướng chỉ tiêu thì đồng tiền mới vào đúng chỗ, có hiệu quả”, Đại biểu Hoàng Bình Quân nhấn mạnh và khuyến cáo, nếu cứ cấp tiền theo kiểu hành chính, không có mục tiêu rõ ràng thì hiệu quả sẽ thấp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714543164 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714543164 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10