Doanh nghiệp giấy không thể đứng ngoài tư duy kinh tế tuần hoàn

Diendandoanhnghiep.vn Chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang là mô hình kinh tế phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Ở Việt Nam, dù khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã có những doanh nghiệp tích cực triển khai vì mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có những doanh nghiệp giấy.

Ông Patrick Chung - Tổng Giám đốc Công ty Lee & Man Việt Nam - khách mời tại Hội thảo “Thúc đẩy triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam” do Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam - VBCSD cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề này.

Ông Patrick Chung (giữa) – Tổng giám đốc nhà máy giấy Lee & Man

Ông Patrick Chung (giữa) – Tổng giám đốc nhà máy giấy Lee & Man

- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về khả năng phát triển mô hình KTTH của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam?

KTTH là xu thế phát triển tất yếu, nhất là khi chúng ta đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên và khan hiếm nguyên liệu sản xuất. Để từng bước hình thành và phát triển KTTH, thời gian qua, Chính phủ đã có những ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải. Chúng ta cũng ưu tiên hướng tới nền KTTH trong lĩnh vực công nghiệp gồm tái chế, tái sử dụng chất thải công nghiệp làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy…

Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp có tích cực thực hiện hay không. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế rằng, khả năng thu gom, tái sử dụng rác thải tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng, đặc biệt là chúng ta vẫn chưa thực hiện phân loại rác thải từ nguồn do thiếu công nghệ, nguồn lực cũng như ý thức người dân.

Do đó, thiết nghĩ, bên cạnh các văn bản luật, Việt Nam cũng cần các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn liên quan tới việc tái chế/tái sử dụng. Mặt khác, các doanh nghiệp chủ trương xử lý, tiêu thụ các sản phẩm tái chế cũng cần được khuyến khích và hỗ trợ.

- Theo ông, vì sao doanh nghiệp sản xuất giấy “được chọn” như một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của mô hình KTTH tại Việt Nam?

Ngành giấy là một ngành sản xuất nguyên liệu quan trọng có quan hệ mật thiết với nền kinh tế quốc dân và với sự phát triển của xã hội nên không thể đứng ngoài tư duy KTTH. Nếu các doanh nghiệp giấy tích cực phát triển theo mô hình này sẽ mang đến hiệu ứng lan toả đến nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất giấy từ giấy phế liệu có sự phù hợp tự nhiên với mô hình KTTH. Mặt khác, những thách thức từ môi trường buộc doanh nghiệp giấy phải sớm chấn chỉnh nếu muốn phát triển bền vững. Quy hoạch phát triển ngành giấy ở Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025 cũng chỉ rõ: Triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn đối với các nhà máy đang vận hành, triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn, tái sử dụng nước, khép kín dây chuyền sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Ông có thể chia sẻ về mô hình KTTH mà Lee & Man Việt Nam hiện đang ứng dụng và thành công?

Thứ nhất, chúng tôi luôn cố gắng tái sử dụng những nguyên liệu có thể tái sản xuất để giảm thiểu áp lực cho môi trường. Lee & Man hiện sử dụng đến 95% nguyên liệu là giấy tái chế để sản xuất và thành phẩm thu được là giấy bao bì cao cấp đạt chuẩn xuất khẩu.

Thứ hai, chúng tôi cũng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác từ phế thải trong sản xuất. Ví dụ chất thải rắn (nhựa, kim loại) thải ra trong quá trình xử lý tạp chất từ giấy phế liệu sẽ được công ty trung gian (ở đây là Phúc Thiên Long) xử lý, phân tách và tái sử dụng để tái chế, sản xuất các sản phẩm khác. Ngoài ra, các chất thải không tái sử dụng được sẽ được xử lý đốt tại nhà máy, phần tro bụi sẽ được công ty xi măng INSEE thu mua để sản xuất xi măng hoặc các công ty khác sử dụng để sản xuất gạch không nung. Tóm lại, từ đầu vào đến đầu ra, dù là “phế thải”, chúng tôi đều tái tận dụng tối đa.

Ngoài ra, Lee & Man cũng đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải, khí thải tiên tiến với hệ thống quan trắc hoạt động 24/24, các số liệu liên tục được cập nhật và truyền trực tiếp về Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang để quản lý nên chất lượng nước thải, khí thải luôn được kiểm soát trước khi đưa ra ngoài môi trường. Hằng quý, Lee & Man đều có những báo cáo định kỳ về việc nhập khẩu và giám sát các hoạt động liên quan đến yếu tố môi trường gửi cho Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang và Bộ Tài Nguyên Môi trường.

Hồ sinh học nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam

Hồ sinh học nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam

- Có vẻ như sẽ rất tốn kém nếu doanh nghiệp giấy đầu tư phát triển theo mô hình KTTH. Đó sẽ là thách thức lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thưa ông?

Ngay từ ngày đầu có mặt tại Việt Nam, chúng tôi đã xác định là sẽ không sử dụng các công nghệ cũ hay lạc hậu mà sẽ luôn luôn đầu tư, sử dụng các thiết bị, phương tiện, cũng như cách sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường nhất. 650 triệu đô la Mỹ là con số mà Lee & Man đầu tư cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì hiện đại nhất thế giới cho nhà máy ở Hậu Giang.

Tuy nhiên, đầu tư phát triển mô hình KTTH ngoài tiềm lực tài chính còn đòi hỏi cái tâm và cái tầm của một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thiếu vốn nhưng tôi tin, nếu quyết tâm, họ vẫn có thể phát triển sản xuất theo mô hình KTTH nhưng với quy mô nhỏ hơn, vừa sức hơn.

Môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu và chúng tôi mong muốn theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đó là lợi ích lớn nhất, lâu bền nhất của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào mà không thể đong đo bằng giá trị vật chất. Thú thật, chúng tôi cũng từng đứng trước thách thức lớn về môi trường khi lần đầu vận hành thử nhà máy tại Hậu Giang. Đó là bài học “xương máu” giúp chúng tôi tự điều chỉnh, xem xét và cẩn trọng trong khâu sản xuất, xử lý chất thải... KTTH là mô hình phát triển tất yếu của doanh nghiệp bây giờ cũng như trong tương lai.

- Ông có thể chia sẻ những kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp để giúp thúc đẩy ngày một tốt hơn mô hình KTTH không chỉ riêng với doanh nghiệp giấy mà với cả những ngành sản xuất khác?

Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi luôn nỗ lực để xử lý trọn vẹn các tạp chất còn lại sau quá trình sản xuất, để đóng góp phát triển chung cho ngành công nghệ xử lý chất thải của Việt Nam nhưng trong tương lai. Chúng tôi đang lên kế hoạch xây dựng thêm một hệ thống công nghệ xử lý các thành phần tạp chất còn lại nhằm mục tiêu phát thải bằng 0.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ luôn tìm kiếm đối tác nhằm tái tận dụng tối đa nguồn rác thải, biến chúng thành nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất quan trọng khác.Ở quy mô kinh tế, Lee & Man sẽ tiếp tục tích cực đóng góp tiếng nói của mình vào các hội nghị phát triển ngành giấy, bảo vệ môi trường. 

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp giấy không thể đứng ngoài tư duy kinh tế tuần hoàn tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714275721 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714275721 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10