Động lực từ kinh tế tư nhân

Diendandoanhnghiep.vn Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng và trở thành động lực cho sự vươn tầm của Việt Nam.

Là một công dân – một doanh nghiệp đã và đang đầu tư tại Việt Nam từ cuối thập niên 90 trở lại đây tại Việt Nam, được trải nghiệm kinh doanh ở một số quốc gia tại khu vực bắc Mỹ và Châu âu cũng như một vài nước trong khu vực châu Á, tôi nhận thấy rằng, kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng và trở thành động lực cho sự vươn tầm của Việt Nam.

p/Dù kinh tế tư nhân đã và đang đạt được những thành quả vẫn cần hơn về chính sách, cơ chế thông thoáng để đột phá. (Ảnh: Nhà máy xe máy điện thông minh VinFast)

Dù kinh tế tư nhân đã và đang đạt được những thành quả vẫn cần hơn về chính sách, cơ chế thông thoáng để đột phá. (Ảnh: Nhà máy xe máy điện thông minh VinFast)

“Dân giàu - nước mạnh” - cơ sở cho kinh tế tư nhân phát triển

Sau hoà bình lập lại từ năm 1975 đến năm 1990, kinh tế Việt Nam gặp vô vàn khó khăn. Nền kinh tế tập trung dân chủ lỗi thời luôn thụ động, dẫn đến cuộc sống của người dân gặp khốn khó, kinh tế nhà nước thu không đủ chi, ngân khố nhà nước cạn kiệt. GDP bình quân đầu người chỉ đạt 98 USD năm 1990.

Giữa lúc quốc gia bộn bề khó khăn thì một điểm nhấn, một cú hích cực kỳ quan trọng để Việt Nam thoát khỏi cảnh khốn cùng bằng một Cương lĩnh đại hội Đảng khoá X năm 1991. Nội dung cốt lõi để vực dậy nền kinh tế Việt Nam, làm thay da đổi thịt trên cả nghĩa bóng và nghĩa đen của nó chỉ bằng một cụm từ, nhưng cực kỳ quan trọng “Dân giàu – Nước mạnh”.

Kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động cả nước - 83,6% năm 2017 – 2018, giúp bảo đảm an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm tốt cho người dân.

"Dân giàu – Nước mạnh” đã đủ là cơ sở để cho kinh tế tư nhân phát triển. Người dân bắt đầu được tiếp cận với thị trường, bắt đầu được thành lập các doanh nghiệp tư nhân - mặc dù lúc này vẫn còn manh mún nhỏ lẻ nhưng đã tạo được ra nhiều hơn sản phẩm để tự cung, tự tiêu trong xã hội.

Nó được minh chứng bằng cuộc sống người dân ấm no hơn, được tiếp cận với các thông tin, được tiếp cận rộng rãi hơn và các sản phẩm của khoa học kỹ thuật mới từ các nước phát triển được nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam nhiều hơn. Đời sống người dân – ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước.

Lấy chu kỳ 10 năm từ 1995 -2000, tổng sản phẩm trong nước GDP đã tăng gần 31,2 tỷ USD, với mức bình quân đầu người đạt 396 USD. Điều đặc biệt quan trọng là Kinh tế tư nhân là thành phần chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP trong suốt giai đoạn 1995 - 2010, dao động từ 38 - 43%.

Với chủ trương đúng đắn và Cương lĩnh của Đảng qua Đại hội lần thứ X và nội dung xuyên suốt rằng, đất nước muốn cường thịnh thì điều tiên quyết trước hết là người dân phải giàu có, ấm no, hạnh phúc, năm 1991 cho đến nay, sau hơn 25 không ngừng cải cách thể chế và điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với nhu cầu cấp bách của xã hội và cộng đồng quốc tế, đến nay chúng ta càng khẳng định chắc chắn rằng khu vực Kinh tế tư nhân có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của cả nước. Kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động cả nước - 83,6% năm 2017 – 2018, giúp bảo đảm an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm tốt cho người dân.

Cần nhiều hơn chính sách, cơ chế thông thoáng

Ngược lại, thực tế cho chúng ta thấy các Tập đoàn, Tổng công ty do nhà nước quản lý mỗi năm lại bộc lộ ra yếu kém nhiều hơn về tổ chức kinh doanh, phát triển thị trường, luôn thua lỗ trầm trọng dẫn tới hàng loạt dự án mất vốn và khó có khả năng thu hồi. Nguồn vốn này là tiền thuế của người dân và các doanh nghiệp kinh tế tư nhân đóng góp (trong đó có cả nguồn vốn FDI). Mặc dù họ đã và đang được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi hơn về tiếp cận nguồn vốn và tài nguyên khoáng sản đất đai của nhà nước hơn hẳn các doanh nghiệp kinh tế tư nhân. Nên chăng, chỉ giữ lại những doanh nghiệp nhà nước hoạt động phục vụ trong lĩnh vực công ích và các đối tượng kinh tế tư nhân không làm.

Mặc dù kinh tế tư nhân đã và đang đạt được những thành quả to lớn nhưng cũng còn nhiều hạn chế về phương thức tổ chức hành động, chưa tạo thành chuỗi liên doanh sản xuất trong nhiều lĩnh vực như nông ngư nghiệp và chế biến công nghệ cao. Kinh tế tư nhân vẫn cần hơn về chính sách, cơ chế thông thoáng bằng luật và nghị định có hiệu lực ngay và hơn thế nữa bằng những công chức thi hành công vụ hãy làm việc và giải quyết công việc với tinh thần vì sự phát triển của doanh nghiệp và một quốc gia hùng mạnh.

Người viết tin tưởng rằng đại hội Đảng khoá XIII sẽ có nhiều đột phá tích cực, hợp với lòng dân và xu thế toàn cầu bởi lẽ các quốc gia khác và người dân của họ luôn tiến về phía trước. Cho nên chúng ta phải bức tốc và không thể chậm lại trong cuộc đua vì mục tiêu Dân giàu - Nước mạnh.

BBT mong nhận được bài viết của các chuyên gia, doanh nghiệp và độc giả đóng góp cho sự phát triển của kinh tế tư nhân tại: kinhtetunhan@dddn.com.vn

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Động lực từ kinh tế tư nhân tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714114081 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714114081 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10