Du lịch bền vững phải từ nhân lực “xanh”

Diendandoanhnghiep.vn Đó là chia sẻ của ông Trần Xuân Mới - Sáng lập Công ty Tư vấn & quản lý ATM - ATM Consultancy & Management, chuyên gia Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ (SSTP)

>> Thụy Sỹ hỗ trợ Chương trình Du lịch bền vững đầu tiên cho Việt Nam

Theo ông Trần Xuân Mới, du lịch xanh sẽ là xu hướng du lịch tất yếu được lựa chọn của nhân loại, bởi nó đề cao ý thức của con người trong việc tôn trọng tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái và khôi phục đa dạng sinh học. Việt Nam có nhiều sản phẩm du lịch xanh tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, du lịch xanh không chỉ gắn với các trải nghiệm các điểm đến sinh thái, mà phải bao gồm “xanh” từ vận chuyển, ăn uống, rác thải, nguyên vật liệu trong quá trình sử dụng thi công công trình du lịch... đặc biệt là cần nguồn nhân lực “xanh”.

abc

Ông Trần Xuân Mới - Sáng lập Công ty Tư vấn & quản lý ATM - ATM Consultancy & Management, chuyên gia Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ (SSTP)

- Ông có thể lý giải kỹ hơn về "Nhân lực “xanh”, thưa ông?

Đó là vấn đề chính sách nhân sự “xanh” giúp cho nhân lực du lịch tăng sự gắn bó, ổn định, bền vững, lâu dài chứ không phải chính sách cạnh tranh thiếu lành mạnh, dẫn tới tỷ lệ nhảy việc rất cao, khủng hoảng về nhân lực.

- Trước những tác động của đại dịch COVID-19, giải pháp nào để có nguồn nhân lực “xanh” cho du lịch như ông đề cập?

Quyết định mở cửa du lịch Việt Nam từ ngày 15/3 đang tạo cơ hội cho du lịch Việt Nam sớm phục hồi. Song thực tế có tình trạng nhiều nhân lực du lịch đã rời bỏ công việc quen thuộc, còn một số nhân lực mới lại chưa được đào tạo bài bản, nhất là những kỹ năng mới cần bổ sung như kỹ năng hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch cho du khách, sử dụng các công nghệ mới phục vụ khách hàng, ứng dụng chuyển đổi số...

Vì vậy, cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch bằng nhiều giải pháp. Trong đó, tăng cường đào tạo và đào tạo lại, bổ sung các kỹ năng cho đội ngũ nhân lực hiện có, đổi mới trong chương trình đào tạo học sinh, sinh viên ngành du lịch là hết sức cần thiết.

 

- Đào tạo nhân lực, với đa phần các doanh nghiệp du lịch Việt Nam là vừa và nhỏ, là thách thức rất lớn, thưa ông?

Hãy đặt vấn đề ngược lại, những doanh nghiệp lớn, cồng kềnh sao họ đào tạo được, doanh nghiệp nhỏ lại không?

Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ thậm chí còn đào tạo tốt hơn, tiết kiệm hơn doanh nghiệp lớn, giúp doanh nghiệp làm chủ “cuộc chơi”, không bị động. Vì doanh nghiệp nhỏ không thể trả tiền với chi phí rất cao, để tuyển người giỏi về được. Ví dụ anh mới “2 sao”, anh không thể tuyển nhân sự “4 sao” về, mà nhân sự “4 sao” họ cũng không về.

Doanh nghiệp nhỏ thì đào tạo càng đơn giản vì các quy trình không phức tạp như doanh nghiệp lớn, không cần chi phí đầu tư mua sắm nhiều. Phần lớn các hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp được thực hiện bằng đội ngũ đào tạo viên của doanh nghiệp nên chi phí rất thấp.

- Nhưng đào tạo nhân lực du lịch trong bối cảnh mới ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn về du lịch cần được bồi dưỡng thêm các kiến thức về phòng, chống dịch COVID -19, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tự doanh nghiệp đào tạo không đơn giản, thưa ông?

Qua đại dịch, người lao động bị tổn thương rất nhiều. Nhiều lao động quay trở lại với nghề, họ e dè với nghề. chưa nhìn thấy tương lai vững chắc mà nhìn thấy sự bấp bênh nhiều hơn.

Vì vậy họ không an tâm quay trở lại. Mà để quay trở lại họ phải bỏ tiền ra học nghề. Vì theo yêu cầu, nhân viên ngành du lịch phải có bằng cấp, chứng chỉ, họ phải trả tiền để học để có được các bằng, cấp, chứng chỉ này. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ.

abc

NALOD Đà Nẵng được tư vấn và áp dụng chính sách nhân sự "xanh" giúp tỷ lệ nhân sự nhảy việc từng đạt dưới 2%

 

>> Khai mạc năm du lịch Quốc gia 2022 với điểm nhấn “Du lịch xanh” 
>> Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp: “Kim chỉ nam” cho phục hồi du lịch

- Cách thức hỗ trợ nào để đạt hiệu quả, thưa ông?

Mỗi doanh nghiệp lên yêu cầu số lượng nhân sự cần đào tạo, ngành nghề, lĩnh vực nào. Nhà nước thông qua đó có thể hỗ trợ một phần trên tổng ngân sách đào tạo của doanh nghiệp.

- Là một công ty tư vấn đào tạo, đồng thời là chuyên gia của Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ (SSTP), theo ông, mô hình nào có thể áp dụng vào đào tạo nhân lực “xanh” cũng như du lịch bền vững cho Việt Nam?

Mỗi một quốc gia phát triển du lịch sẽ dựa trên những nguồn tài nguyên, điều kiện và cách tiếp cận khác nhau để phát triển. Có thể cùng một loại hình du lịch nhưng ở mỗi nơi sẽ rất khác nhau. Do đó, không có mô hình nào hoàn toàn phù hợp hay nói cách khách chúng ta không nên sao chép y nguyên một mô hình du lịch nào đó về Việt Nam để phát triển. Sự bắt chước thì không bao giờ có thể tốt hơn và tạo sự khác biệt. Vì vậy, bất cứ loại hình sản phẩm du lịch nào của Việt Nam phải làm nổi bật lên được nét độc đáo bản sắc của Việt Nam để hấp dẫn du khách.

Có thể nói, với những chính sách phát triển du lịch đúng đắn, linh hoạt, khác biệt, hướng vào chất lượng và bảo vệ môi trường, với kết cấu hạ tầng du lịch hiện đại và với đội ngũ quản lý và kinh doanh dịch vụ du lịch chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, Du lịch Thuỵ Sĩ đã khẳng định được vị thế và năng lực cạnh tranh trên thị trường du lịch thế giới như một điểm đến hàng đầu thế giới.

Chính phủ Thụy sỹ quan tâm hỗ trợ nhiều nước về phát triển du lịch bền vững trong đó có Việt Nam. Bên cạnh, chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ thì cũng có nhiều dự án của các tổ chức phi chính phủ, các nước hỗ trợ tài trợ cho Việt Nam như ILO, UNESCO, SNV, EU…

Các dự án hỗ trợ rất đa dạng phong phú và thiết thực nhằm để tăng cường năng lực cho nhiều lĩnh vực như đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quản lý điểm đến, năng lực quản lý, chỉ số cạnh tranh điểm đến, xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi du lịch Việt Nam 2022-2026…

Ở góc độ chuyên gia, những Chương trình này rất phù hợp cho Việt Nam. Bởi, những mô hình, giải pháp được áp dụng đều được kế thừa, tham khảo ở nhiều nước và điều chỉnh phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam.

Nhờ việc tham gia các dự án du lịch do Liên minh Châu Âu tài trợ từ năm 2005, như Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam (HRDT), Chương trình Du lịch có trách nhiệm với môi trường, xã hội... tôi và ATM đã kết nối được đội ngũ, mạng lưới nhân sự rất nhiều năm kinh nghiệm làm cho các tập đoàn lớn, đã được các dự án của Liên minh châu Âu đào tạo theo chuẩn quốc tế.

Chúng tôi đã tư vấn thành công cho nhiều nhà đầu tư phát triển bền vững các dự án khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng cao cấp, tư vấn và đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tư vấn chiến lược và xây dựng thương hiệu. ATM tư vấn, đào tạo và thẩm định nhân sự cho khách sạn Nalod Đà Nẵng; Famiana Resort & Spa Phú Quốc; Wyndham Legend Halong; Roy Hotel Đà Lạt; Victoria Hội An Resort; Sunny Beach Resort Mũi Né, EMM HoiAn, Almanity Hoian, JW Marriott Hanoi….

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Du lịch bền vững phải từ nhân lực “xanh” tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714162474 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714162474 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10