Du lịch Việt Nam: "Kích hoạt" tầm nhìn mới

Diendandoanhnghiep.vn “Chúng ta giàu tài nguyên nhưng năng lực cạnh tranh chỉ so với các nước trong khu vực châu Á thôi cũng vẫn còn thua kém”.

Câu chuyện mà CEO của Tập đoàn Sun Group ông Đặng Minh Trường từng chia sẻ tại Diễn đàn kinh doanh Forbes 2018 đã lật lại một vấn đề chưa bao giờ cũ của ngành du lịch nước nhà. Một thời gian dài chúng ta vẫn chưa xây dựng cho du lịch được một tương lai bền vững.

Và chỉ còn hơn một năm nữa là đến năm 2020 và hướng tới mục tiêu mà Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị đặt ra: du lịch đóng góp trên 10% GDP, năm 2030 tăng trưởng gấp đôi năm 2020 và phải có tác động đến một loạt các ngành kinh tế khác, thậm chí là động lực kéo các ngành khác phát triển. Do vậy, sự cần thiết phải gấp rút tháo gỡ những nút thắt “cố hữu”, kích hoạt tầm nhìn mới để tìm lại “sự công bằng” để du lịch Việt Nam thăng hoa “cất cánh”.

Dấu ấn tăng trưởng…

Nhìn lại chặng đường phát triển của du lịch thấy rằng, năm 1994 Việt Nam lần đầu tiên đón 1 triệu lượt khách quốc tế, đến 2015 đón 7,9 triệu và đến 2018 đón 15,5 triệu. Như vậy, nếu tính tròn số thì để đạt được 8 triệu khách quốc tế đầu tiên Việt Nam đã trải qua 21 năm (1994-2015), nhưng đạt 8 triệu tiếp theo Việt Nam chỉ cần 3 năm (2015-2018).

Có thể nói tốc độ tăng trưởng du lịch ấn tượng, có năm lên tới 30% về lượng khách quốc tế; trong 3 năm 2015-2018 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp 2 lần.

Năm 2018 đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20% so với 2017, cùng với 80 triệu lượt khách nội địa thì quy mô kinh tế du lịch chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế với tổng thu du lịch đạt trên
620.000 tỷ đồng, đóng góp trên 8% GDP.

Sự lớn mạnh của ngành du lịch đã kích thích đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, hệ thống sản phẩm, dịch vụ, mạng lưới phân phối, mang lại nguồn thu, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm... và tác động lan tỏa đến tất cả các ngành, lĩnh vực liên quan.

…chỉ mới đủ để “lăn bánh”

Tuy có thành tựu nhưng rõ ràng du lịch nước ta còn khiêm tốn so với tiềm năng, nguồn lực đang có và kỳ vọng của xã hội. So sánh với các nước khác trong khu vực, du lịch Việt Nam vẫn còn yếu kém hơn
nhiều, năng lực cạnh tranh chưa cải thiện, các cơ chế chính sách trong thời gian qua mới chỉ tác động cục bộ ở một số lĩnh vực.

Nếu nhìn vào con số khách quốc tế đến Việt Nam đạt 15,5 triệu lượt năm 2018 có tới 12 triệu đến từ thị trường châu Á (chiếm 77,9%). Trong đó khách Trung Quốc gần 5 triệu, chỉ 13,1 % đến từ châu Âu, vỏn vẹn 903. 000 lượt đến từ châu Mỹ và châu Úc chiếm 5,8% và 437.819 lượt khách, chiếm 3,2%. Như vậy, chỉ tính khách Hàn và Trung, số lượng đã chiếm phân nửa tổng khách vào Việt Nam trong năm qua.

Trong khi đó, những thị trường khách có chất lượng đến từ châu Âu và Mỹ chưa tăng trưởng mạnh. Khách nội địa cũng ngày càng chọn du lịch trải nghiệm và đi nhiều hơn với 80 triệu mỗi năm theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 2018.

Như vậy, chỉ với một ví dụ cụ thể cũng thấy rằng cơ cấu nguồn khách rất không cân đối, quá chênh lệch, nhất là từ châu Âu và châu Á.

Du lịch Việt Nam chưa định hình được hình ảnh thương hiệu điểm đến trong tâm trí khách hàng mục tiêu. “Thừa sản phẩm du lịch giống nhau, thiếu sản
phẩm độc đáo” là những yếu kém mà vị CEO Luxury Travel đưa ra.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng giám đốc Vietravel cũng cho rằng, Việt Nam mới chỉ cung cấp kiểu du lịch lòng máng, khách đến và đi luôn, không mang giá trị nào có thể thẩm thấu vào nền kinh tế.

Điểm nghẽn không chỉ nằm ở vấn đề sản phẩm mà là cả hạ tầng thiếu đồng bộ của các địa phương, nói như ông Ngô Hoài Chung - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: “Các cấp, các ngành chưa coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, bởi vậy mà du lịch mỗi địa phương như những “ốc đảo” biệt lập, chẳng thể nào kết nối với hạ tầng du lịch chung”…

Cần sự thăng hoa để “cất cánh”

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định “Chúng ta cần tư duy phát triển du lịch theo nguyên lý lấy cụm ngành làm trung tâm chứ không phải lấy tài nguyên du lịch làm trung tâm” (PV- Hội nghị phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên 2019) . Rõ ràng, để khắc phục nút thắt cố hữu và hiện thực mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc tái cơ cấu ngành du lịch phải bắt đầu bằng việc đổi mới tư duy phát triển du lịch một cách nhất quán, đặc biệt là phải tạo ra bản sắc du lịch, văn hóa riêng.

Du lịch Việt cần phát triển theo hướng xác định xây dựng “vùng động lực mới” theo từng vùng kinh tế địa phương. “Tại mỗi vùng du lịch sẽ lựa chọn một số địa phương có lợi thế về sân bay, tài nguyên du lịch điển hình của vùng và có nguồn nhân lực đảm bảo để hình thành trung tâm phát triển du lịch mới, tạo thành các “vùng động lực mới”- Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Quang Tùng chia sẻ.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Hà cho rằng cần giải quyết bốn vấn đề lớn là nút thắt của du lịch Việt Nam, đó là: cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến hiệu quả.

Ông cho rằng, đặt văn phòng du lịch nước ngoài là cần thiết trong chiến lược xúc tiến, đặc biệt là những thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần có tạo thuận lợi cho các công ty tạo ra những sản phẩm du lịch mới độc đáo để thu hút khách và giúp họ ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn mỗi điểm đến.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành du lịch cũng cần ứng dụng công nghệ số hỗ trợ du khách như đặt phòng, thanh toán, thuyết minh…tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Đặc biệt, ngoài sự kỳ vọng Chính phủ có thể thấu hiểu nỗi lòng doanh nghiệp du lịch trước khi kiến tạo chính sách, cả ngành cũng cần chung tay hình thành hệ sinh thái để du lịch phát triển bền vững.

Bà Phạm Thị Nguyệt - Tổng giám đốc Vietlike Travel

“Vẫn còn những khoảng thiếu hụt rất lớn mà ngành du lịch chưa khai thác hết khiến “điểm đến hàng đầu châu Á” chưa thể phát triển xứng với tiềm năng. Điểm nghẽn không chỉ nằm ở vấn đề sản phẩm mà là cả hạ tầng thiếu đồng bộ của các địa phương. Chỉ ví dụ đơn giản du khách đến Sa Pa có thể ở khách sạn 5 sao tân cổ điển, đi cáp treo tiện nghi lên nóc nhà Đông Dương, du khách đến Phú Quốc có thể ở những resort đẹp nhất thế giới nhưng ra khỏi khuôn viên sẽ là những con đường mịt mù bụi đỏ, những bãi rác khổng lồ…Tất cả đang đòi du lịch mỗi địa phương cần kết nối với hạ tầng du lịch chung”.

Cần giải quyết bốn vấn đề lớn là nút thắt của du lịch Việt Nam, đó là: cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến hiệu quả.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Du lịch Việt Nam: "Kích hoạt" tầm nhìn mới tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714107304 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714107304 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10