Đưa Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực

Diendandoanhnghiep.vn Theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

>>>Cơ hội phát triển du lịch Việt Nam và du lịch Điện Biên nhanh, toàn diện, bền vững

Ngày 17/3/2024, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện thực hoá khát vọng phát triển

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô nhấn mạnh: Trong quá trình triển khai lập Quy hoạch tỉnh, ngoài đáp ứng yêu cầu tiến độ theo yêu cầu chung của Trung ương, tỉnh Điện Biên xác định chất lượng Quy hoạch là nội dung đặc biệt quan trọng, Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành tựu quan trọng của giai đoạn trước và kết quả phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhất là thu hút các nguồn lực đầu tư. Đồng thời bám sát các Nghị quyết, định hướng chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng để tích hợp theo hướng thống nhất, đồng bộ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Quyết định Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Quyết định Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo ông Lê Thành Đô, quy hoạch tỉnh Điện Biên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở để tỉnh Điện Biên tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn; là căn cứ pháp lý quan trọng để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, mở ra cánh cửa lớn thu hút đầu tư, nâng cao vị thế địa phương, sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá của vùng trung du và miền núi phía Bắc, là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, y tế của vùng.

“Tỉnh Điện Biên sẽ tập trung xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh, xây dựng kế hoạch, các đề án nhằm cụ thể hóa Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo theo đúng quy định pháp luật; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng các nội dung cơ bản, cốt lõi của quy hoạch tới các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận về nhận thức, khát vọng phát triển và sự quyết tâm, nỗ lực hành động trong thực hiện hiệu quả các nội dung của quy hoạch trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô phát biểu tại Hội nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô phát biểu tại Hội nghị.

Lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ nỗ lực, năng động, đổi mới sáng tạo, quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành theo tinh thần “chủ động, nhạy bén nắm chắc thời cơ, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng và phát triển Điện Biên thành tỉnh phát triển khá trong khu vực”; chuyển đổi tư duy từ “chính quyền quản lý” sang “chính quyền phục vụ”, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ; nâng cao đạo đức công vụ, lấy lợi ích, hạnh phúc và sự hài lòng của người dân là thước đo của sự phát triển; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không đùn đẩy né tránh trách nhiệm; quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển theo Quy hoạch.”- ông Lê Thành Đô khẳng định.

Theo Quy hoạch, mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc; là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, y tế của vùng. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, có năng suất và chất lượng cao kết hợp với công nghiệp chế biến, du lịch; kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong phát triển tỉnh; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,51%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: Ngành dịch vụ chiếm khoảng 41,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 12,7%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 42,4% (trong đó công nghiệp chiếm khoảng 12,1%).

Đến năm 2030, GRDP bình quân/người đạt trên 113 triệu đồng (theo giá hiện hành), năng suất lao động đạt 190,0 triệu đồng (theo giá hiện hành); giảm tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều xuống còn dưới 8%.

Các đột phá phát triển

Về các đột phá phát triển, hoàn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Cụ thể, tập trung nghiên cứu ban hành hoặc đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động..., thu hút giải phóng các nguồn lực. Thực hiện các giải pháp để tạo đột phá trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh với trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính. Xác định chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển, tập trung vào tất cả các thành phần: Phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số...

Tạo dựng môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, minh bạch, thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện mạnh mẽ các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)…

Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội. Cụ thể, tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại với trọng tâm là hệ thống giao thông; xác định đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đi trước tạo đột phá và là động lực phát triển của tỉnh. Tập trung sớm đầu tư, nâng cấp và hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm.

>> Show diễn thực cảnh "Huyền tích UVA" tại Điện Biên có gì đặc sắc?

>> Điện Biên tổ chức Lễ hội Hoa Ban gắn với khai mạc Năm Du lịch Quốc gia

Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại thành phố Điện Biên Phủ; các thị trấn, thị tứ để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Ngoài ra, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, ứng dụng khoa học - công nghệ vào thực tiễn sản xuất, nghiên cứu triển khai các chương trình khoa học - công nghệ để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chủ lực của địa phương (chè Tủa Chùa; cà phê Mường Ảng; mắc ca tại các huyện Tuần Giáo, Mường Nhé, Mường Ảng, Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ..).

Nghiên cứu, phát triển các loại cây dược liệu có giá trị; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong chế biến nông, lâm sản, trồng và chế biến gỗ; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao phù hợp trong nông nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường và phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của tỉnh.

Động lực phát triển

Về phương hướng phát triển Điện Biên định hướng các ngành, lĩnh vực quan trọng, với ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, phát triển theo hướng hiện đại, bền vững gắn với phát triển nông thôn mới theo hướng sản xuất nông nghiệp theo vùng gắn với các chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao, ứng dụng khoa học - công nghệ để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Tỉnh tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế theo các nhóm sản phẩm chủ lực. Nâng cao chất lượng lúa, gạo đặc sản theo cánh đồng lớn; xây dựng các vùng trồng cây đặc sản, vùng sản xuất rau, củ, quả,... được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ; phát triển cây ăn quả, gia súc ăn cỏ; bảo vệ tốt diện tích có rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp (trồng cây gỗ lớn, cây dược liệu, mắc ca).

Xây dựng ngành lâm nghiệp thành một ngành kinh tế trọng điểm trong cơ cấu nông nghiệp toàn tỉnh. Phát triển cây mắc ca, trồng rừng sản xuất, lâm sản ngoài gỗ và cây dược liệu, sản xuất nông lâm kết hợp kinh tế tuần hoàn trong lâm nghiệp, cho thuê môi trường rừng, phát triển cảnh quan và các loại hình du lịch bền vững trên những khu vực có tiềm năng và tiếp cận với thị trường kinh doanh tín chỉ các-bon...

Đặc biệt, Điện Biên phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, dựa trên ba trụ cột chính là: Du lịch lịch sử văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên và du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe; phấn đấu đến năm 2030, du lịch đóng góp trên 10% GRDP của tỉnh. Đến năm 2050, Điện Biên là trọng điểm du lịch văn hóa - lịch sử - sinh thái quốc gia hướng tới đẳng cấp quốc tế, phát triển mạnh dịch vụ thương mại và vùng biên giới ổn định, vững chắc.

Tại Hội nghị UBND tỉnh Điện Biên cũng đã trao Quyết định Chủ trương đầu tư các dự án cho nhà đầu tư.

Kết nối giá trị

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố, Phó Thủ tướng Trần Hồng đề nghị tỉnh Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư các dự án hạ tầng để liên kết vùng, liên kết quốc tế, tạo trục kết nối giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Tỉnh cần chú trọng phát triển hệ thống kết nối giao thông, kết nối hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, y tế, giáo dục. Đặc biệt là các dự án động lực, trọng tâm, trọng điểm bởi đây là cơ sở vững chắc để xây dựng quy hoạch vùng Tây Bắc và quy hoạch Quốc gia…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phó Thủ tướng cho rằng, Điện Biên còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Để trở thành trung tâm du lịch của tiểu vùng Tây Bắc, với hạt nhân là du lịch văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng, du lịch xanh, Điện Biên cần có cơ chế, chính sách hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư lớn, từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch khác biệt, hấp dẫn và đẳng cấp. Tỉnh cần tiếp tục phát huy về thế mạnh nông nghiệp, lợi thế về thổ nhưỡng… nhưng cần quy hoạch và có sự kết nối tốt để tạo ra sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, có giá trị cao. Mặt khác, Điện Biên cần chú trọng phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển trồng rừng gắn với khai thác đa mục tiêu từ rừng một cách hiệu quả, phù hợp. Điện Biên có lợi thế về thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, là nguồn năng lượng tái tạo cần được quan tâm, đầu tư và khai thác.

“Sau khi công bố quy hoạch, tỉnh cần tiếp tục phát triển mạng lưới đô thị nông thôn, vừa hiện đại nhưng vẫn giữ gìn giá trị văn hóa bản sắc và không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên. Quy hoạch đô thị tổng thể phải hài hòa và có tính liên kết cao, từ đó tạo động lực phát triển cho các địa phương. Điện Biên cần tăng cường xúc tiến, mời được các nhà khoa học, nhà đầu tư uy tín, kinh nghiệm để giúp nơi đây phát triển đa dạng, bền vững. Cùng với đó, tỉnh cần đẩy mạnh xây dựng kinh tế số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, Điện Biên cũng cần đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.”- Phó Thủ tướng gợi mở.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đưa Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714298037 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714298037 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10