Đừng để virus “sợ trách nhiệm" lây lan

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian qua, sau hàng loạt vụ việc cán bộ vi phạm bị xử lý, có thể thấy kỷ cương công vụ ngày càng được siết chặt. Tuy nhiên, mặt trái lại xuất hiện tâm lý cán bộ sợ trách nhiệm, làm việc cầm chừng…

hihihihihi

 Tại phiên họp Chính phủ đầu tiên sau nhậm chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Ảnh: VGP

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện tượng tiêu cực này đang gây ám ảnh đối với người dân và doanh nghiệp khi tham gia các quan hệ pháp luật hành chính, dân sự.

Còn nhớ chia sẻ của một chủ doanh nghiệp tại Hà Nội khiến nhiều người không khỏi suy nghĩ, doanh nghiệp của ông chuyên về lĩnh vực đầu tư bất động sản và đã có dự án ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, doanh nghiệp đã gặp một số vướng mắc mà chưa thể triển khai dự án được. Ông cho biết, ngoài việc dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp khó khăn, tiến độ công việc bị ảnh hưởng thì tình trạng “thận trọng quá mức”, tâm lý sợ trách nhiệm trong quá trình phê duyệt hồ sơ dự án ở địa phương đang là một thực tế. Điều này vô hình trung đã gây khó khăn, làm mất cơ hội của doanh nghiệp.

Đó chỉ là chuyện dự án, thậm chí, có trường hợp đường dân sinh ở địa phương xuống cấp, chúng tôi muốn tài trợ, làm lại con đường mới cho bà con, nhưng chính quyền địa phương họp lên, họp xuống cũng không dám quyết vì sợ…”, vị giám đốc doanh nghiệp này chia sẻ.

Còn nhớ, đầu năm 2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng đã chia sẻ về những băn khoăn, tâm tư trước hiện tượng tâm lý “thủ thế” không dám làm, không dám quyết ở các cơ quan nhà nước trước đại hội. Và, theo ông, Chính phủ cần có giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn hiện tượng cán bộ “thủ thế” một cách tiêu cực như vậy.

Tại TP Hồ Chí Minh trong năm 2019, chính quyền đã phải chịu những áp lực, tồn tại rất lớn bởi các sai phạm của nhiều tập thể, cá nhân bị thanh tra, điều tra, truy tố trước pháp luật. Không ít cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước luôn có trạng thái sợ trách nhiệm, thậm chí không dám thực hiện những công việc đáng ra rất cần triển khai kịp thời theo yêu cầu quản lý nhà nước.

Tình trạng này xuất hiện có cả nguyên nhân năng lực hạn chế của một số công chức, không tự tin để minh định đúng hay sai trong thực hiện chức trách của mình. Trước hiện tượng này, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã từng quán triệt và khẳng định:

Trách nhiệm của đầu ngành phải nắm rõ luật pháp, không để tình trạng không biết làm thế nào, trả lời thế nào cho dân. Ngược lại, có cán bộ nói với doanh nghiệp là rất muốn giúp nhưng chuyên viên họ chưa trình lên! Không được nói như thế! Không thể để tình trạng chuyên viên không biết làm thế nào nên chưa trình lên.”.

Lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh đã phải thẳng thắn xin lỗi và nhận khuyết điểm về những chậm trễ của chính quyền, làm ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như khó khăn cho công việc kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Không chỉ tại TP Hồ Chí Minh, tại TP Đà Nẵng, tâm lý “rất e ngại, làm gì cũng sợ sai” cũng đã xuất hiện nặng nề sau những vụ khởi tố, bắt tạm giam một số nguyên lãnh đạo các thời kỳ do sai phạm nghiêm trọng trong quản lý nhà nước, gây thất thoát tài sản công.

Hiện tượng cán bộ, công chức không dám chủ động, thiếu động lực sáng tạo, sợ sai, sợ trách nhiệm không còn xa lạ ở nhiều cơ quan, đơn vị và cả các doanh nghiệp. Thực tế này phản ánh năng lực và đạo đức công vụ ở những nơi “cán bộ không dám làm vì sợ sai” chưa ngang tầm nhiệm vụ, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế.

hihihihihi

Hiện tượng cán bộ, công chức không dám chủ động, thiếu động lực sáng tạo, sợ sai, sợ trách nhiệm không còn xa lạ ở nhiều cơ quan, đơn vị và cả các doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Mới đây, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đưa vào một nội dung quan trọng, nhận được sự đồng tình cao của dư luận, đó là bảo vệ những cán bộ “6 dám”. Để bảo vệ được những cán bộ tốt thì cần có cơ chế quản lý tốt. Cơ chế tốt sẽ tạo động lực để đội ngũ cán bộ có khát vọng vươn lên, khát vọng phát triển để địa phương mình không thua địa phương khác, ngành mình không thua ngành khác.

Những người quản lý, lãnh đạo nếu không có cơ chế bảo vệ bằng hành lang pháp lý thì họ rất khó sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám mạnh dạn đổi mới. Tình trạng tự mò mẫm, tự tìm đường đi, mong manh giữa ranh giới đúng và sai trong điều kiện hệ thống pháp luật của nước ta còn nhiều khiếm khuyết thì khó để người cán bộ thực thi công vụ tốt, thậm chí dễ bị sai phạm.

Chúng ta đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một mô hình chưa có trên thực tiễn, bởi thế quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý đó gặp phải khó khăn, vướng mắc là dễ hiểu. Việc Văn kiện Đại hội Đảng XIII đã đưa vào nội dung bảo vệ cán bộ “6 dám” là phù hợp thực tiễn. Chúng ta luôn khuyến khích mọi cá nhân, tập thể có những việc làm đột phá, đổi mới, sáng tạo để đưa đất nước đi lên.

Chúng ta cũng cần những cán bộ “dám nói” bởi số đó không nhiều. Những người dám nói thẳng, nói thật nhiều khi phải chịu thiệt thòi bởi sự trù dập, đố kỵ. Cần nhanh chóng thúc đẩy một cơ chế để bảo vệ cho các cán bộ sẵn sàng đi tiên phong, sẵn sàng “vượt rào” đột phá vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Những ý kiến sáng tạo, đôi khi “khó nghe” nếu không được bảo vệ, ủng hộ thì sẽ mãi mãi trở thành thiểu số. Các chính sách bao giờ cũng phải song hành để cán bộ dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm nhưng không thể làm sai và không dám làm sai.

Phải phân định rõ dám làm và không dám làm sai. Đây là hai khái niệm khác nhau về nội hàm, ý nghĩa và mục đích. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào cái tâm của người cán bộ, hay chính là đạo đức cách mạng.

Suy cho cùng nếu như người cán bộ luôn có ý thức làm đúng, có bản lĩnh, làm việc vì lợi ích chung thì không có gì phải lo lắng. Một bài học được rút ra là, trong quá trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc thì cần phát huy dân chủ. Đó là sự bàn bạc trong tập thể, phát huy trí tuệ số đông. Những vấn đề khó, chưa có tiền lệ thì vẫn có thể đột phá được bằng cách xin chủ trương từ cấp trên để làm rõ. Nếu mục đích làm việc rõ ràng, không vì tư lợi, không làm liều, thì sẽ thành công.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đừng để virus “sợ trách nhiệm" lây lan tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714168179 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714168179 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10