“GDP 2022 sẽ ở mức từ 5,2 - 6,2%.”

Diendandoanhnghiep.vn Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 được dự báo ở mức từ 5,2 - 6,2%.

>> Kịch bản xanh sẽ đưa GDP Việt Nam đạt 12,9 tỷ USD vào 2025

Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) vừa công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2022. Báo cáo đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 được dự báo ở mức từ 5,2 - 6,2%. (Ảnh minh họa).

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 được dự báo ở mức từ 5,2 - 6,2%. (Ảnh minh họa).

Ba kịch bản tăng trưởng 

Cụ thể, với kịch bản cơ sở trong năm nay, nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng GDP khoảng 5,7%.

Với kịch bản khả quan, chuỗi cung ứng từ Trung Quốc không bị gián đoạn khi nước này thực hiện chính sách Zero COVID, nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng GDP khoảng 6,2%.

Kịch bản xấu nhất trong trường hợp chuỗi cung ứng sản xuất bị gián đoạn do chính sách Zero COVID của Trung Quốc, nền kinh tế chỉ đạt tăng trưởng 5,2% trong năm nay.

Cụ thể, các rủi ro từ đại dịch, nguy cơ xuất hiện biến chủng mới; áp lực lạm phát và chi phí sản xuất đang tăng lên rất mạnh; rủi ro từ xung đột Nga - Ukraine; sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc trong bối cảnh nước này vẫn tiếp tục chính sách Zero COVID.

Ngoài ra sự lệch pha trong chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam so với xu hướng chung toàn cầu có thể làm giảm hiệu quả tác động của các chính sách kích thích kinh tế mà Việt Nam đang kỳ vọng.

Với chính sách trong ngắn hạn, VEPR cho rằng cần xác định nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu trong thời gian tới là “ổn định kinh tế vĩ mô”. Đồng thời, các chính sách tài khóa cần đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Chính phủ có thể gia tăng hỗ trợ cho nền kinh tế, mở rộng chi tiêu để ưu tiên cho tăng trưởng.

Đồng thời cần triển khai hiệu quả hơn các gói hỗ trợ cho nền kinh tế, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần đúng đối tượng và thiết thực hơn. Hiện nay các hỗ trợ thường thông qua giảm mức thu các loại phí, lệ phí và đang được thực hiện một cách dàn trải, ít có tác động thực mà có thể gây ra lãng phí ngân sách.

Các khoản hỗ trợ để giúp doanh nghiệp giảm chi phí có thể hướng vào những khía cạnh như kéo dài thời gian giãn, hoãn thuế; giảm tiền thuê đất; giảm cước và chi phí logistics ; giảm tiền điện, nước, viễn thông…; từ đó giúp doanh nghiệp cắt giảm các loại chi phí trong bối cảnh chi phí đầu vào, logistics đều tăng mạnh, đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu và ổn định chuỗi cung ứng.

>> HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XIII: GDP từ kinh tế tập thể có xu hướng giảm dần

Cảnh báo nguy cơ nhập khẩu lạm phát

VEPR lưu ý Việt Nam cần đặc biệt chú ý về nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài. Lạm phát thấp hiện nay ở trong nước một phần vì cầu tiêu dùng thấp. Đặc biệt, cần nghiên cứu để giảm thuế môi trường, thuế tiêu thụ, đặc biệt trong giá xăng dầu ở thời điểm hiện nay, nhằm bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng khác.

Nhìn chung, áp lực lạm phát thời gian tới chủ yếu đến từ phía cung, lạm phát chi phí đẩy, do 2 yếu tố: Thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu tăng mạnh cùng với sự phục hồi của nền kinh tế; Đứt gãy chuỗi cung ứng khiến chi phí đầu vào tăng cao.

Do đó, cần kiểm soát tốt nguồn cung, chuỗi cung ứng vật tư, nhiên liệu sản xuất kể cả hàng hóa tiêu dùng giữa các vùng, giữa các địa phương với nhau, không để đứt gãy, đặc biệt, không để đứt gãy chuỗi cung ứng của thế giới với Việt Nam.

“Đây là một trong những thách thức rất lớn với Việt Nam khi cước vận tải biển tăng đột biến từ năm 2021, giá vận chuyển bằng container tăng cao, thậm chí không có hãng tàu biển để thuê, khiến doanh nghiệp khốn khổ”, VEPR nêu.

VEPR cũng cho rằng cần đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán nhưng cần công khai minh bạch thông tin và giao dịch và đẩy mạnh sự chuyên nghiệp của các chủ thể tham gia thị trường.

Trước nguy cơ dòng tiền trong nền kinh tế có thể chưa đi vào sản xuất mà chảy vào các thị trường tài sản, VEPR cho rằng việc nhất quán chính sách bình thường mới, mở cửa và sống chung với COVID-19 vẫn là điều kiện quan trọng nhất; đồng thời đẩy mạnh tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn và rào cản không đáng có cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “GDP 2022 sẽ ở mức từ 5,2 - 6,2%.” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714141416 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714141416 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10