Gia nhập CPTPP: Việt Nam cần chủ động, phát huy hết các cơ hội

Diendandoanhnghiep.vn Hôm nay (12/11), Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng, Chính phủ cần chủ động có đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan bảo đảm thực thi Hiệp định có hiệu quả; phát huy hết các cơ hội khi gia nhập, tránh các rủi ro.

Đồng thời, cần tận dụng tối đa việc liên kết toàn diện về kinh tế, môi trường, đào tạo, giáo dục, sử dụng nguồn nhân lực đã được cam kết với các vấn đề văn hóa, các chính sách xã hội, đặc biệt bảo đảm quyền của công nhân, người lao động. Cơ bản nhất là giữ vững chủ quyền quốc gia, để không bị lệ thuộc. 

ĐB Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

ĐB Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Liên quan tới việc xây dựng đề án Chương trình hành động bảo đảm thực thi Hiệp định CPTPP có hiệu quả, ĐB Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Thái Bình khuyến nghị, chương trình này cần được xây dựng để đáp ứng ba yêu cầu cơ bản gồm đầy đủ các nhiệm vụ xây dựng chính sách, pháp luật cần thiết không chỉ để tuân thủ các cam kết trong Hiệp định mà còn để ứng phó với các thách thức và tận dụng được các cơ hội mở ra. 

Theo đại biểu Lộc, phải dự kiến được các phương án cụ thể để không chỉ thực thi Hiệp định một cách nghiêm túc mà còn phải biết thực thi một cách khôn ngoan, vừa tuân thủ vừa phải biết chủ động vận dụng theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” vì lợi ích của doanh nghiệp, quốc gia, dân tộc.

Mặt khác, cần hỗ trợ các đối tượng chịu tác động, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương trong khu vực nông nghiệp, nông thôn... 

ĐB Lê Thu Hà (Lào Cai) cho rằng, Chính phủ cần xây dựng Chương trình hành động thực hiện lộ trình gia nhập. Để đảm bảo linh hoạt thì nên có cơ chế tập trung xử lý những vấn đề phát sinh khi có Hiệp định, kể cả những vấn đề tranh chấp. Do đó, cần nắm vững thị trường và dự báo những diễn biến có thể xảy ra, tránh thua thiệt. 

Cùng với đó, cần coi trọng tuyên truyền đến toàn xã hội khi phê chuẩn Hiệp định, đặc biệt đến các doanh nghiệp về những cam kết mới khi CPTPP có hiệu lực. Tăng cường tuyên truyền đối ngoại và các cử tri cả nước để thấy được sự tin cậy của bạn bè thế giới, khẳng định sự tin cậy ấy chính là người ta đặt hàng, mời mình cùng tham gia các hiệp định. Qua đó, thấy rõ kết quả của công cuộc đổi mới, của cải cách hành chính quốc gia Việt Nam. 

Để thích ứng với tình hình mới, ĐB Nguyễn Chiến (Hà Nội) khuyến nghị, sau khi CPTPP được phê chuẩn và ký kết, để thực thi các cam kết của Hiệp định một cách hiệu quả, đòi hỏi không chỉ các doanh nghiệp mà kể cả các cơ quan quản lý phải nắm bắt các quy định cụ thể, những thể chế pháp luật trong nước và các thông lệ quốc tế liên quan tới quá trình áp dụng luật. 

Theo đại biểu Chiến, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới hành lang pháp lý để tạo cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, nâng cao các điều kiện tự thân và tăng cường nội lực để tham gia vào một sân chơi rộng lớn và nhiều áp lực như CPTPP.

Bên cạnh đó, các vấn đề năng lực của người lao động, về chính sách bảo hộ, bản quyền... gắn với sự phát triển và hoạt động bền vững của doanh nghiệp cũng cần được lưu ý nhiều hơn. 

Theo chương trình làm việc của Quốc hôi (ngày 12/11), buổi sáng Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ðầu tư công.

Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan; thảo luận tại tổ về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) và dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gia nhập CPTPP: Việt Nam cần chủ động, phát huy hết các cơ hội tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714340467 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714340467 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10