Giảm tốc “chảy máu” chất xám cho khu vực công

Diendandoanhnghiep.vn Khu vực nhà nước trong khi khó thu hút được người tài thì lại càng bị áp lực “chảy máu” chất xám nhiều hơn.

>> Bộ Nội vụ: 1 năm có khoảng 15.820 người nghỉ việc

trong 2,5 năm qua có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc ở khu vực công chuyển sang khu vực tư

Trong 2,5 năm qua có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc ở khu vực công chuyển sang khu vực tư

Hiện nay có hiện tượng đáng lo ngại là một lực lượng lao động không nhỏ trong các khu vực công đã rời bỏ để sang khu vực tư, nhất là các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao (như ngành y tế, sư phạm), các chuyên gia trên các lĩnh vực quản lý (như kinh tế, đô thị, khoa học kỹ thuật, công nghệ...).

Đặc biệt là đội ngũ bác sĩ tại các bệnh viện công hiện nay chuyển sang bệnh viện tư rất lớn. Nếu hiện tượng này tiếp tục, không có giải pháp để xem xét một cách thấu đáo thì sẽ tiếp tục “chảy máu” chất xám, lãng phí tài nguyên, nhất là nguồn vốn đầu tư khổng lồ của Nhà nước để đào tạo nhân lực.

Cụ thể, theo con số Bộ Nội vụ vừa công bố, trong 2,5 năm qua có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc ở khu vực công chuyển sang khu vực tư. Dĩ nhiên, 40.000 trong tổng số khoảng gần 2,5 triệu công chức viên chức (thống kê trước giai đoạn 2020)  rời bỏ khu vực công trong gần ba năm qua có thể chưa phải là lớn.

Đành là ở vị trí công việc nào nếu hết mình và nghiêm túc thì cũng đều có những đóng góp đáng ghi nhận cho xã hội. Đành là, nguyên tắc của thị trường lao động là “thóc đến đâu, bồ câu đến đấy”, “nước chảy về chỗ trũng”.  Vì thế, người lao động, kể cả lao động có chuyên môn nghề nghiệp cao, có quyền lựa chọn nơi để lao động với chế độ đãi ngộ phù hợp.

Nói đơn giản thì đãi ngộ đó phải xứng đáng với sức lao động của người lao động. Chúng ta không nên trách người lao động bỏ Nhà nước ra làm tư nhân. Họ có quyền lựa chọn nơi lao động của mình. Độ tuổi lao động có hạn, họ muốn trong thời gian còn sung sức, cống hiến được nhiều thì đem sức lao động đến nơi nào được đãi ngộ bằng đồng lương khả dĩ bù đắp lại sức lao động đã cống hiến. Chưa kể, họ còn phải lo cho gia đình và tích lũy nhiều thứ khi về hưu, lúc tuổi già. Đây là điều pháp luật không cấm.

Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là, công chức, viên chức rời đi cho thấy khu vực công đang cùng lúc đối mặt với thách thức kép: Trong khi tinh giản bộ máy chưa tạo được kết quả rõ rệt - nghĩa là chưa “cắt” được nhóm thừa thì nhóm đang thiếu - công chức, viên chức có năng lực - lại muốn ra đi.

Tất  nhiên, cần thêm con số phân tích cụ thể xem công chức ở nhóm ngành nào, vị trí công tác nào, độ tuổi nào để có thể đánh giá và nhìn nhận chính xác hơn. Nếu thực sự công viên chức ở nhóm quản lý cấp trung, cấp cao - những người có năng lực nhưng không hài lòng về lương thưởng, về cơ hội thăng tiến trong cơ quan nhà nước rời đi thì đó thực sự là câu chuyện “chảy máu” chất xám đáng báo động, chứ không phải là chuyện thường tình như một số người nghĩ.

Cán bộ của nước ta quá đông nhưng không mạnh

Cán bộ của nước ta quá đông nhưng chưa mạnh.

>> Đã có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc

>> Công chức nghỉ việc nhìn từ câu chuyện "Tái ông mất ngựa"

>> Công chức nghỉ việc và chuyện cải cách tiền lương

Cần biết, ở các nước phát triển, người ta rất xem trọng nhân lực khu vực công, bởi đó là tinh hoa của đất nước, rường cột của chế độ. Chính các công chức là hình ảnh của chính quyền, là năng lực quản trị đất nước, là biểu tượng hấp dẫn của nền chính trị.

Nói thẳng ra, đội ngũ công chức, viên chức ở nước ta chưa đạt được vị thế đó. Lý do là cán bộ của nước ta quá đông nhưng chưa mạnh. Ít tinh hoa, ít người xuất chúng, vì vậy có sự cào bằng về chế độ đãi ngộ. 

Người viết cho rằng, nhân tài nước ta không thời nào là thiếu, vấn đề là liệu họ có được phát hiện và trọng dụng để phát huy hết tài năng hay không mà thôi. Nếu như tất cả các địa phương, các bộ ngành trong cả nước đều coi trọng nhân tài một cách thực chất (chứ không phải trên hình thức, lời nói), chắc chắn rằng sẽ hạn chế được tình trạng “chảy máu” chất xám và đồng thời cũng sẽ không còn chuyện người dân phải ngán ngẩm với tệ tuyển dụng “5 C”, “4 Ệ” như thời gian qua.

Bên cạnh đó, người vào cơ quan Nhà nước cần phải xác định động cơ, tư tưởng để cống hiến, phục vụ nhân dân, đất nước và chấp nhận một chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, không cao như khu vực tư nhưng phải có tính cạnh tranh ở một mức độ nhất định với khu vực doanh nghiệp.

Dù sao đi nữa, trước thực trạng “chảy máu” chất xám ở khu vực công, cách “giảm tốc” hữu hiệu nhất là cải cách tiền lương, đảm bảo lương đủ sống để làm việc và nuôi gia đình và môi trường làm việc cần được cải thiện.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giảm tốc “chảy máu” chất xám cho khu vực công tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714123258 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714123258 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10