Hoàn thiện hệ thống pháp luật để ngăn chặn đồ uống có cồn phi chính thức

Diendandoanhnghiep.vn Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp và chống thất thu thuế, chuyên gia cho rằng, cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu, bia…

>> Tín hiệu tích cực cho thị trường thực phẩm, đồ uống

Đồ uống có cồn phi chính thức và bất hợp pháp luôn là vấn đề nhức nhối. Ở Việt Nam, lượng rượu, bia phi chính thức nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước được cho đã và đang chiếm một thị phần lớn trong tổng khối lượng được tiêu thụ trên thị trường. Đáng nói, không chỉ Việt Nam, tại khu vực ASEAN cũng được dự báo là khu vực có mức tiêu thụ rượu, bia không kiểm soát tăng cao vào năm 2025.

Thực tế, báo cáo mới đây của Liên minh các doanh nghiệp rượu quốc tế tại châu Á - Thái Bình Dương (APISWA) cũng chỉ rõ, 63% lượng rượu, bia tiêu thụ ở Việt Nam vẫn chưa được quản lý, có nghĩa là chỉ có hơn 30% loại đồ uống này trên thị trường đang nộp thuế.

Đồ uống có cồn phi chính thức và bất hợp pháp luôn là vấn đề nhức nhối - Ảnh minh họa: TBNH

Đồ uống có cồn phi chính thức và bất hợp pháp luôn là vấn đề nhức nhối - Ảnh minh họa: TBNH

Thông tại tọa đàm “Đồ uống có cồn bất hợp pháp - Thực trạng và giải pháp” mới đây, PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, với xu hướng tiêu thụ các sản phẩm có cồn phi chính thức sẽ gây ra nhiều tổn thất đáng kể về kinh tế, xã hội đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, các chính sách chưa hướng tới giải quyết vấn đề gốc rễ này, chưa có giải pháp toàn diện.

Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn các công cụ quản lý Nhà nước, đặc biệt chính sách quản lý thị trường; chính sách thuế đạt được các tiêu chí phù hợp, hiệu quả, công bằng, tạo điều kiện để doanh nghiệp chân chính phát triển bền vững, nhằm tăng cường kiểm soát đồ uống có cồn bất hợp pháp trên thị trường.

Thực tế, trong những năm gần đây, các hoạt động sản xuất, đăng ký, kinh doanh rượu trên cả nước đã được tổ chức ổn định và công tác kiểm tra, hậu kiểm, kết hợp với công tác tuyên truyền, giáo dục đã góp phần chuyển biến tích cực về ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng rượu nhập lậu, rượu giả, rượu không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.

Hiện trạng này không chỉ gây thất thu thuế cho Nhà nước, mà còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chân chính và đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

>> Nên áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp đối với đồ uống có cồn

Để ngăn chặn, chuyên gia đề xuất, cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu, bia - Ảnh minh họa: BCĐ389

Để ngăn chặn, chuyên gia đề xuất, cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu, bia - Ảnh minh họa: BCĐ389

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đã nêu xuất phát từ việc sản xuất, buôn bán đồ uống có cồn bất hợp pháp luôn tồn tại do lợi nhuận cao mang lại. Cùng với đó, thói quen mua hàng khá dễ tính của người tiêu dùng, mua hàng không lấy hóa đơn, chứng từ, không kiểm tra tem, nhãn,... đối với đồ uống có cồn khiến tình trạng này vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.

Đặc biệt, vấn đề kiểm soát, công tác quản lý Nhà nước đối với mặt hàng rượu, bia thủ công còn khó khăn, do việc sản xuất rượu, bia thủ công đơn giản, nhất là mặt rượu thủ công được thực hiện chủ yếu tại các hộ gia đình và phổ biến hầu hết ở khu vực nông thôn. Việc mua bán đối với mặt hàng này cũng được thực hiện một cách dễ dàng, trong khi đó nguyên nhân từ các vụ ngộ độc rượu lại chủ yếu đến từ việc sử dụng, lạm dụng mặt hàng này trong đời sống sinh hoạt của người dân.

Để giải quyết hiệu quả những tồn tại, hạn chế này, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đề xuất cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu, bia, đặc biệt là các quy định quản lý đối với rượu sản xuất thủ công; tăng cường nguồn lực và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, chú trọng vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương; và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật…

Theo ông Nguyễn Đức Lê, cần tăng cường công tác tuyên truyền rộng khắp đến người dân về tác hại của đồ uống có cồn bất hợp pháp; khuyến cáo người tiêu dùng chỉ chọn mua đồ uống có cồn chính hãng, có địa chỉ rõ ràng. Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần liên tục đổi mới chất lượng sản phẩm, mẫu mã cũng như tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và truy suất nguồn gốc.

“Khi sản phẩm được truy suất nguồn gốc, cơ quan quản lý và người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra và biết được sản phẩm nào chính hãng; kiểm soát được quá trình sản xuất và lưu hành sản phẩm trên thị trường mới dễ dàng phòng ngừa và phát hiện sản phẩm bất hợp pháp, làm cơ sở để ngăn chặn và đẩy lùi hàng giả, hàng nhái”, ông Nguyễn Đức Lê bày tỏ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hoàn thiện hệ thống pháp luật để ngăn chặn đồ uống có cồn phi chính thức tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714312531 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714312531 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10