Học bán trú có làm tăng nguy cơ lây COVID-19?

Diendandoanhnghiep.vn Học sinh Hà Nội được trở lại trường học trực tiếp 1 buổi/ngày trong bối cảnh nhà trường không tổ chức ăn bán trú khiến cho nhiều phụ huynh chật vật vừa đi làm, vừa phải đưa con đi học.

>>Giải pháp nào để "yên lòng" phụ huynh khi trẻ trở lại trường?

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, Hà Nội nên sớm thay đổi quyết định, cho các trường tổ chức bán trú, cho phép học cả ngày để thuận tiện cho phụ huynh, giáo viên và học sinh.

 các trường không tổ chức bán trú, nhiều gia đình phải ngược xuôi,

Các trường không tổ chức bán trú khiến nhiều gia đình phải ngược xuôi trong việc đưa đón con.

Theo ThS. BS Thiều Thị Tuyết Nhung, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), việc nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội mở cửa trường học nhưng không tổ chức ăn bán trú cho học sinh đã gây ra nhiều bất cập.

Để kiểm soát dịch bệnh ở bếp ăn, hàng ngày nhân viên nấu ăn cho trường sẽ được test, kiểm tra sức khỏe. Nguồn thực phẩm ở bếp ăn được kiểm soát, bảo đảm nguồn gốc, được nhà trường lên công thức với sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng thì không có gì phải lo lắng.

Mặt khác, khi học sinh ăn căng tin bán trú sẽ giảm được nguy cơ lây nhiễm hơn là  học sinh ra ngoài mua đồ ăn. Theo đó, nhà trường chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như trang bị tấm chắn, ngồi giãn cách, chia ca kíp ăn uống... sẽ bảo đảm công tác phòng dịch. 

“Vì vậy, Hà Nội nên sớm thay đổi quyết định, cho các trường tổ chức bán trú, cho phép học sinh học cả ngày", bác sĩ Nhung đề xuất.

ThS. Nguyễn Thị Tuyết, chuyên gia giáo dục khẳng định, cần sớm thực hiện học bán trú tại các trường mầm non và tiểu học. Bởi về tính hiệu quả, với trẻ mầm non, để ổn định tâm lý một đứa trẻ là phải có giấc ngủ trưa.

Với trẻ cấp I, nếu học đến 12 giờ trưa mới về nhà thì sau khi ăn uống, nghỉ ngơi, trẻ gần như không có giấc nghỉ trưa đủ khi buổi chiều học online, tăng cường. Do đó, tâm thế của học sinh mệt mỏi, chế độ ăn uống sinh hoạt bị lệch nhịp. Còn nếu học bán trú thì sẽ ổn định chế độ sinh hoạt của trẻ, buổi chiều có thể tiếp tục học tại trường mà không bị ngắt quãng bởi thời gian đưa đón.

Liên quan tới lo ngại việc học bán trú có thể tăng nguy cơ lây nhiễm trong trường học, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1) nêu quan điểm, nếu trong cùng một không gian, khoảng cách, trẻ bị lây thì một tiếng hay tám tiếng cũng đều như nhau.

“Quan trọng là trong thời gian học bán trú, chúng ta quản lý được trẻ, đảm bảo khoảng cách khi ăn uống, nghỉ trưa. Điều này tránh tạo bất tiện cho phụ huynh phải đưa đón con, ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống”, bác sĩ Khanh nói. 

Liên quan đến vấn đề tổ chức bán trú cho học sinh, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội bày tỏ, Sở GDĐT thấu hiểu những khó khăn, bất tiện của phụ huynh trong tuần đầu cho con trở lại trường, đặc biệt là nguyện vọng mở cửa bán trú trở lại.

Ăn bán trú sẽ hạn chế nguy cơ dịch xâm nhập.

Phụ huynh sẽ yên tâm đi làm khi nhà trường tổ chức học bán trú.

Để bảo đảm an toàn cho học sinh, Sở GDĐT sẽ tính toán kỹ lưỡng các phương án và sớm có lộ trình đề xuất lên UBND thành phố về việc cho phép các trường tổ chức bán trú, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phụ huynh, học sinh đến trường trong điều kiện bình thường mới. 

"Thời gian tới, ngành sẽ đề xuất lãnh đạo thành phố tạo điều kiện để học sinh học bán trú nếu đủ điều kiện an toàn", ông Cương nói.

Trong đợt kiểm tra tra hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục và làm việc với Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng về công tác giáo dục và đào tạo mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cũng đặc biệt lưu ý vấn đề này.

Trước thực trạng một số trường bố trí cho học sinh học một buổi/ngày khiến cho việc chăm sóc, đưa đón của phụ huynh bị xáo trộn, Bộ trưởng đề nghị thành phố Hải Phòng nhất quán, thống nhất trong việc bố trí học sinh, với những trường có điều kiện bán trú nên tổ chức cho học sinh học bán trú.

Bộ trưởng khẳng định, ngành giáo dục vẫn lấy đảm bảo an toàn sức khỏe của học sinh, giáo viên làm đầu nhưng phải có sự ứng phó phù hợp. Tư lệnh ngành giáo dục thông tin khuyến cáo của các chuyên gia y tế về việc học sinh đến trường học một buổi hay bán trú cả ngày về mặt phòng dịch là không khác nhau nhiều.

Vì vậy, nếu các trường đáp ứng các yêu cầu phòng, chống dịch thì cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động học tập trực tiếp để tạo thuận lợi cho phụ huynh yên tâm làm việc và đưa đón con cái cũng như sinh hoạt của học sinh được nề nếp.

“Chúng ta nên thực hiện đầy đủ, làm sao vừa đảm bảo việc dạy học của các cháu, vừa thuận lợi cho chăm sóc, đưa đón của phụ huynh. Tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh yên tâm trong công việc, từ đó tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Học bán trú có làm tăng nguy cơ lây COVID-19? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714195029 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714195029 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10