Hub trung chuyển - “cứu tinh” container rỗng?

Diendandoanhnghiep.vn Tình trạng chạy rỗng của xe tải, đặc biệt hàng container rất cao, khoảng 70%, thậm chí nhiều tuyến đến 90%.

>>> Đề xuất xây Hub trung chuyển container: Giảm chi phí vận tải đường bộ

Điều này đã khiến các chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tăng thêm khoảng 30% so với giá trị thực.

 Việc xây dựng Hub trung chuyển container đang được xem là đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng cho xe chạy rỗng.

Việc xây dựng Hub trung chuyển container đang được xem là đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng cho xe chạy rỗng. 

Công ty vận tải Hoàng Thành (Hải Phòng) là đơn vị chuyên vận tải hàng hóa tuyến Hải Phòng – biên giới phía Bắc. Theo chủ doanh nghiệp vận tải này, hàng hóa chạy tuyến biên giới phía Bắc trước đây hầu hết chỉ chạy 1 chiều. Tức là xe chở 1 container hàng từ cảng Hải Phòng đi cửa khẩu biên giới như Móng Cái (Quảng Ninh), Tà Lùng (Cao Bằng),… thì chiều về đi xe không.

Container “đi có, về không” gây lãng phí

“Mặc dù có thể hàng có về nhưng không phải lúc nào cũng gặp hoặc phải chờ đợi vài ngày mới có hàng để chở. Như vậy, chi phí thuê container, ăn ở lái xe, kho bãi,…thì cũng hết cước vận chuyển”, chủ doanh nghiệp này chia sẻ.

Theo ông Đặng Thế Phương – PCT Hiệp hội vận tải Hải Phòng, với vận tải đường bộ, tỷ lệ hàng hoá 1 chiều chiếm đến hơn 90% trong khi tỷ lệ chạy hàng kết hợp, hàng 2 chiều chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 5%. Trong khi đó, chỉ tính riêng Hải Phòng hiện có khoảng 16.000 phương tiện đầu kéo. Cho nên tình trạng xe chạy rỗng một chiều gây lãng phí rất lớn.

Ông Trần Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng phân tích, với 01 container hàng hóa thông thường, cần mất khoảng 36l dầu/100km và 1 container hàng rỗng sẽ tiêu tốn từ 25-26l dầu/100km (70%). Dễ dàng nhận ra rằng, việc vận tải hàng hóa 1 chiều sẽ lãng phí một lượng nhiên liệu rất lớn (gấp 1,7 lần vận tải 2 chiều), gây áp lực về chi phí cho doanh nghiệp.

>>>Doanh nghiệp Hiệp hội Logistics Hải Phòng đề xuất xây dựng trung tâm logistics

Tương tự với phía Bắc, các xe vận chuyển hàng hóa phía Nam cũng gặp tình trạng xe chạy rỗng. Theo ông Bùi Văn Quản - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, có khoảng 50% xe tải chở hàng đi nhưng phải về không do không tìm được nguồn hàng. Vào những mùa lễ, tết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao, tình trạng xe “đi có về không” có giảm một chút nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 40%.

Theo khảo sát khác của Viện Chiến lược và phát triển Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về doanh nghiệp vận tải, con số về tình trạng xe chạy rỗng của xe tải cũng rất cao, khoảng 70%. Chính điều này đã khiến các chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tăng thêm khoảng 30% so với giá trị thực.

Đề xuất xây dựng các Hub trung chuyển container được cho là giải pháp tốt nhất để tăng hiệu quả khai thác hàng hai chiều, tiết giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và giảm ách tắc giao thông

Hub – cứu tinh xe rỗng?

Đã có rất nhiều ý tưởng “giải cứu” xe chạy rỗng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có giải pháp nào khả thi. Năm 2015, sàn giao dịch vận tải Vinatrucking được ra đời. Đây là sản phẩm công nghệ với kỳ vọng sẽ giải quyết được phần lớn tình trạng xe chạy rỗng. Thế nhưng, chỉ sau vài năm hoạt động, sàn giao dịch này đã… “chết lâm sàng”. Theo lý giải của chủ sàn này do số lượng khách hàng giao dịch qua sàn không nhiều, kinh doanh không mang hiệu quả nên đến năm 2017 doanh nghiệp đã ngưng sàn giao dịch vận tải hàng hóa này.

Sau thất bại của sàn giao dịch vận tải, việc xây dựng Hub trung chuyển container đang được xem là đề xuất “cứu tinh” cho xe chạy rỗng, giảm ách tắc giao thông. Theo ông Nguyễn Quang Minh – Ban Vận tải, Hiệp hội Logictics Hải Phòng, để khai thác hiệu quả hàng 2 chiều có nhiều vấn đề, trong đó phải xây dựng được các Hub trung chuyển container. Các Hub này sẽ tăng hiệu quả khai thác xe bằng cách thực hiện hàng 2 chiều, giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường, đặc biệt giảm áp lực nên hệ thống giao thông đường bộ và hệ thống cảng.

Để xây dựng được các Hub như vậy, đại diện Ban Vận tải, Hiệp hội Logistics Hải Phòng nhấn mạnh, yêu cầu cần có sự kết nối giữa các doanh nghiệp, theo đó, các hãng tàu thuận lợi hoá re-use vỏ rỗng, cam kết duy trì số lượng vỏ rỗng tại ICD/hub. Trong khi đó, doanh nghiệp vận tải cần cam kết số lượng xe trung chuyển vỏ/hãng tại ICD/Hub, cam kết chất lượng dịch vụ.

Ông Trần Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng cho biết, việc xây dựng mạng lưới Hub trung chuyển (trước mắt là 10 Hub, mỗi Hub khoảng 1ha) trở thành ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao uy tín cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp thuận tiện trong việc vận tải hàng hóa. “Tiêu chí lợi nhuận không phải hàng đầu mà đề cao tiêu chí phục vụ, tạo thói quen tiêu dùng, tăng lợi ích xã hội. Với 1ha mặt bằng đất khu công nghiệp, chi phí thuê đất, san lấp mặt bằng cộng thêm việc đầu tư trang thiết bị có thể tốn kém lên đến 40 tỷ đồng. Đây là một số vốn đầu tư không hề nhỏ”, ông Dũng nói.

“Để Hub trung chuyển container trở thành cứu tinh cho vận chuyển rỗng và không đi lại vết xe đổ của sàn giao dịch vận tải, cần có sự hỗ trợ của các tỉnh, thành phố và các ban ngành chức năng thông qua việc cho thuê đất của Nhà nước để xây dựng Hub trung chuyển (giúp giảm chi phí mặt bằng). Những khu vực nào có nhu cầu cấp bách nên được ưu tiên xây dựng trước” - ông Dũng nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hub trung chuyển - “cứu tinh” container rỗng? tại chuyên mục Bài báo in của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714870257 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714870257 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10