Khủng hoảng kinh tế và bóng dáng tư bản tài chính

Diendandoanhnghiep.vn Nợ, suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị là vòng xoáy mà nhiều quốc gia nghèo khó không cách gì thoát ra. Ai mới là chủ nợ thực sự?

Chủ tịch WB cảnh báo về khoản nợ ngày càng lớn ở các nước nghèo

Chủ tịch WB cảnh báo về khoản nợ ngày càng lớn ở các nước nghèo

>> Vì sao Sri Lanka vỡ nợ?

Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) David Malpass đã đưa ra cảnh báo về “làn sóng nợ thứ 5” khi chưa hết năm 2022 đã có khoảng 44 tỷ USD tiền nợ của một số quốc gia nghèo nhất phải thanh toán. “Tôi lo lắng về mức nợ, lo lắng về từng quốc gia”, ông Malpass nói.

Bên vay nợ là các nước nghèo, đang phát triển với muôn hình vạn trạng cách thức khác nhau như ký kết hợp tác các dự án hạ tầng, phát triển kinh tế, mua sắm công; phát hành trái phiếu chính phủ; ký gửi tiềm năng thu thuế quốc nội để vay ngoại tệ,…

Thực tế đã có nhiều quốc gia tuyên bố vỡ nợ, cũng rất nhiều quốc gia gồng mình chiến đấu với khoản nợ và hầu như không có cơ hội bứt phá. Điều này không chỉ xảy ra ở các nước thứ ba. Bởi nợ không bao giờ biến mất!

Phải có ai đó đứng đằng sau các khoản vay và sẽ có những động cơ, mục đích rất cụ thể cho từng khoản vay, từng quốc gia. Dĩ nhiên là các quốc gia, nhóm quốc gia giàu có, ví như G7 hoặc các định chế tài chính chuyên nghiệp như WB, IMF, ADB và hàng loạt chương trình đầu tư ngoài biên giới thuộc chính phủ.

Toàn bộ hoạt động tài chính tiền tệ hiện nay đều nằm trong tay giới tư bản tài chính, là sự dung hợp giữa độc quyền công nghiệp và độc quyền ngân hàng. Ngày nay, phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tư bản tài chính thường tồn tại dưới hình thức một tổ hợp đa dạng gọi là các concert, conglomerat.

IMF hay WB cũng chỉ là tổ chức do các quốc gia tư bản hàng đầu lập ra, nguồn tiền có nguồn gốc từ các gia đình tài phiệt giàu có và bí ẩn như Rosthchild, Rockefeller, Morgan, Du Pont, Bush,…

IMF là một trong những định chế cho vay lớn nhất thế giới

IMF là một trong những định chế cho vay lớn nhất thế giới

Từ thế kỷ 17, gia tộc Rosthchild bắt đầu chinh phục châu Âu bằng khả năng thiên phú về quản lý và đầu tư tài chính. Ví dụ, ngân hàng Rosthchild từng cung cấp cho chính phủ Anh khoản vay vĩnh viễn 1,2 triệu bảng, lãi suất 8%/năm. Đổi lại, chính phủ cấp phép cho gia tộc này độc quyền phát hành chứng chỉ ngân hàng được quốc gia thừa nhận. Như vậy, chính phủ không cần làm gì vẫn có tiền chi tiêu.

Đây là thủy tổ của phương thức giao dịch hiện nay, không cần đến ngân hàng rút tiền hoặc mang theo tiền mặt để giao dịch, tất cả dùng chứng chỉ ngân hàng do Rosthchild ấn hành. Sau đó, những con "ngáo ộp" tài chính tìm cách sử dụng tiền nhàn rỗi cho vay lấy lãi, quy mô cho vay khắp thế giới.

Đến đây có thể hiểu, giới tư bản tài chính chỉ việc nắm thóp giới chính trị gia, sử dụng uy tín quốc gia để tích tụ tư bản, kinh doanh kiếm lãi. Nghiễm nhiên, bản thân ngân hàng không có bất cứ hoạt động kinh tế thực nghiệm nào có thể sản sinh giá trị thực.

Quả thật về sau chính phủ Anh không có cách nào trả khoản nợ 1,2 triệu bảng vay cách đó vài trăm năm! Đến cuối năm 2005, món nợ đã phình thành núi nợ 525 tỷ bảng; tổng khối lượng nợ công đến 2019 tương đương 85,4% GDP, xấp xỉ 2.060 tỷ bảng.

Lần lượt Rosthchild bành trướng toàn bộ châu Âu, biểu hiện ra ngoài là mối quan hệ hợp tác “núp bóng” chính phủ, sử dụng bộ mặt chính phủ bằng sức mạnh ngoại giao “mềm” và “cứng” để khuất phục các nước nghèo.

Đầu sỏ tài chính - dĩ nhiên còn nhúng tay vào các quyết sách chính trị quan trong, lựa chọn Tổng thống, nội các; giật dây xung đột để kiếm chác lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, dầu mỏ, lương thực.

Trước chiến tranh thế giới thứ II, “ngoại giao pháo hạm” được ưa chuộng, hàng chục nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin bị xâm lược vũ trang. Mục đích là tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên, thị trường phục vụ các tập đoàn tư bản.

Sự giàu lên của giới tư bản càng làm cho nhiều quốc gia kiệt quệ

Sự giàu lên của giới tư bản càng làm cho nhiều quốc gia kiệt quệ. Ảnh TTXVN

Sau thế chiến II, phương thức xâm nhập được cải tiến, điển hình là “ngoại giao bóng bàn Trung - Mỹ”, ngoại giao kinh tế, chính trị Mỹ - Đông Nam Á, làm hiền hòa hình ảnh tư bản bóc lột, nhưng suy đến cùng bản chất không hề thay đổi. Mũi khoan bén nhất vẫn là tư bản tài chính - viện trợ, cho vay.

“Thuộc địa kiểu mới” là khái niệm không mới; cùng bị lệ thuộc về chính trị, ngoại giao thay cho sức ép vũ lực; Gây phá sản tầm quốc gia, trở thành công cụ cạnh tranh giữa các cường quốc.

Các nước chủ nợ, các định chế tài chính toàn cầu đứng ra cho vay chỉ là bình phong mà thôi. Đằng sau đó là ngành nghề đầu tư béo bở của các tập đoàn tài phiệt giàu có. “Làn sóng nợ thứ 5” một lần nữa cho thấy - không bao giờ thế giới thoát khỏi vòng kim cô của tư bản tài chính.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khủng hoảng kinh tế và bóng dáng tư bản tài chính tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714111315 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714111315 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10