Kiến nghị bỏ áp dụng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với doanh nghiệp tư nhân

Diendandoanhnghiep.vn Kiến nghị về Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, các Hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, việc áp dụng Luật này cho doanh nghiệp tư nhân sẽ gây rất nhiều khó khăn và chưa phù hợp…

>> Kiến nghị Bộ Công Thương gỡ khó cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đang được lấy ý kiến và dự kiến sắp được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10/2022. Tuy nhiên, mới đây, 8 Hiệp hội doanh nghiệp gồm: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VFA), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh (FFA), Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS), và Hiệp hội các nhà sản xuất Xe máy Việt Nam (VAMM) vừa có văn bản gửi Quốc hội, Chính phủ và nhiều bộ, ngành kiến nghị bỏ doanh nghiệp tư nhân là đối tượng của luật này.

8 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị, bỏ doanh nghiệp tư nhân là đối tượng của Luật thực hiện dân chủ tại cơ sở - Ảnh minh họa: Internet

8 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị, bỏ doanh nghiệp tư nhân là đối tượng của Luật thực hiện dân chủ tại cơ sở - Ảnh minh họa: Internet

Theo các Hiệp hội, việc lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng được quy định trong Dự thảo luật, nhưng doanh nghiệp chỉ nắm thông tin qua phương tiện truyền thông, chưa nhận được bất cứ thông tin đề nghị, yêu cầu tham gia đóng góp ý kiến cũng như có các buổi họp, hội thảo giải thích, lấy ý kiến chính thức về Dự thảo luật, trong khi doanh nghiệp là đối tượng chịu tác động lớn của Luật này.

Về việc áp dụng Luật thực hiện dân chủ cơ sở cho doanh nghiệp tư nhân, các hiệp hội cho rằng, quy định này áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân sẽ gây rất nhiều khó khăn và chưa phù hợp.

Bởi, cơ cấu vận hành của doanh nghiệp tư nhân khác hoàn toàn với doanh nghiệp Nhà nước: Doanh nghiệp tư nhân tự đầu tư để gây dựng doanh nghiệp bằng chính nguồn vốn của mình, không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, vì vậy doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định trong việc quản trị doanh nghiệp mà không cần phải hỏi ý kiến người lao động.

Thực tế hiện nay, doanh nghiệp đang thực hiện quy chế dân chủ rất tốt theo Luật pháp quy định (Luật Lao động, Luật Công đoàn), chưa có điều tra, khảo sát doanh nghiệp, người lao động, Công đoàn để nói lên việc doanh nghiệp thực hiện không tốt theo quy định pháp luật, chưa có dân chủ trong doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động. Việc thêm Luật Dân chủ ở cơ sở sẽ gây ra sự chồng chéo, trùng lặp.

>> Kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

việc trao quyền cho người lao động, ban thanh tra nhân dân quá nhiều, vượt quá quyền lợi hợp pháp chính đáng, khiến cho người lao động dễ dàng phát sinh ra yêu sách, kết bè phái, gây nhiễu cho chủ doanh nghiệp

Việc trao quyền cho người lao động, ban thanh tra nhân dân quá nhiều,... khiến cho người lao động dễ dàng phát sinh ra yêu sách, kết bè phái, gây nhiễu cho chủ doanh nghiệp - Ảnh minh họa: CL

Cũng theo các Hiệp hội, doanh nghiệp đã có tổ chức Công đoàn, tổ chức đại diện người lao động để đại diện cho người lao động, Công đoàn được trao nhiệm vụ trách nhiệm như được quy định trong Bộ Luật lao động, Luật Công đoàn và các Nghị định liên quan, có quỹ Công đoàn để thực hiện nhiệm vụ được giao, vì vậy tổ chức công đoàn phải phát huy hiệu quả việc thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, không thể phát sinh thêm một tổ chức mới là thanh tra nhân dân hoạt động chồng chéo nữa gây tốn chi phí, tốn nhân lực cho Công đoàn và doanh nghiệp.

“Việc cung cấp và công khai hết toàn bộ thông tin của doanh nghiệp đặc biệt là những thông tin bí mật trong quản trị doanh nghiệp (tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động, thang lương, bảng lương...) cho toàn thể người lao động, công đoàn, ban thanh tra nhân dân là không phù hợp, không chính đáng, đi ngược lại với quyền tự chủ của doanh nghiệp theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ và thường thức xã hội. Bởi vì, doanh nghiệp đã vận hành và tuân thủ theo rất nhiều quy định pháp luật, đồng thời đã có các đoàn thanh tra để kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, vậy nên doanh nghiệp phải được tự do vận hành, quản trị”, các Hiệp hội chia sẻ.

Đồng thời cho rằng, việc trao quyền cho người lao động, ban thanh tra nhân dân quá nhiều, vượt quá quyền lợi hợp pháp chính đáng, khiến cho người lao động dễ dàng phát sinh ra yêu sách, kết bè phái, gây nhiễu cho chủ doanh nghiệp.

“Đa số các doanh nghiệp đang thực hiện theo đúng luật và chăm lo cho người lao động rất tốt, không chỉ vì một vài doanh nghiệp thực hiện không tốt mà áp dụng chung luật này cho toàn thể doanh nghiệp”, các Hiệp hội bày tỏ.

Từ đó, các Hiệp hội kiến nghị, bỏ doanh nghiệp tư nhân là đối tượng của Luật thực hiện dân chủ tại cơ sở. Đồng thời mong muốm sớm tổ chức buổi gặp gỡ, hội thảo với cộng đồng doanh nghiệp để doanh nghiệp có cơ hội được đóng góp ý kiến trực tiếp.

Xoay quanh vấn đề này, trước đó, trả lời Công văn số 1069/UBPL15 của Ủy ban Pháp luật Quốc hội về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp được hiểu nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, được tham gia có ý kiến, giám sát, kiểm tra những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện các hoạt động như: người lao động tham gia ý kiến; người lao động bàn và quyết định một số nội dung; người lao động kiểm tra, giám sát quy định tại Chương IV Dự thảo sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp nếu các hoạt động này bị lạm dụng và/hoặc thực hiện một cách không hợp lý, không phù hợp.

“Điều này có thể tạo ra chi phí thực hiện, rủi ro trong quá trình thực hiện khi thành lập doanh nghiệp chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đây có thể là một lực cản khiến nhiều hộ kinh doanh, những mô hình kinh doanh không chính thức không đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp, ngại thành lập doanh nghiệp chính thức. Về dài hạn điều này không tốt cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam”, VCCI nhận định.

Cùng với đó, đánh giá tác động của Ban Thanh tra nhân dân tới hoạt động của doanh nghiệp, VCCI cho rằng, “kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước” là phạm vi quá rộng, Ban Thanh tra nhân dân có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu, thông tin không liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Những thông tin này có thể liên quan đến bí mật kinh doanh hoặc những nội dung không cần phải công khai cho người lao động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nếu Ban Thanh tra nhân dân lạm dụng quyền hạn…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiến nghị bỏ áp dụng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với doanh nghiệp tư nhân tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714437131 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714437131 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10