Kiến tạo đại dương xanh trong lĩnh vực du lịch

Diendandoanhnghiep.vn Kiến tạo đại dương xanh trong lĩnh vực du lịch được xem là một chiến lược quan trọng trong phát triển công nghiệp văn hóa quốc gia.

>>Nhớ về Tây Nguyên đại ngàn

Đòi hỏi cấp thiết

Ứng dụng chiến lược "đại dương xanh" trong việc xác định thị trường du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù chính là hướng tới sự phát triển du lịch bền vững dựa trên nguồn lực độc đáo về tự nhiên lịch sử và văn hóa của Việt Nam. 

 

Công nghiệp văn hóa trong đó có du lịch là một lĩnh vực kinh doanh có đóng góp khá lớn đối với nhiều nền kinh tế trên thế giới. Việc khai thác phát triển các sản phẩm mới trong du lịch và tìm kiếm thị trường mới luôn là một đòi hỏi cấp thiết. Điều đặc biệt quan trọng khiến công nghiệp văn hóa có thể thành công tại quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản chính là việc không ngừng đổi mới sáng tạo và luôn không ngừng tìm kiếm những "đại dương xanh" trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Ví dụ, phát triển công nghiệp văn hóa ở Hàn Quốc trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật không chỉ là một con rồng châu Á về phát triển kinh tế mà Hàn Quốc còn được biết đến như một cường quốc văn hóa với điện ảnh K-pop, ẩm thực, thời trang, mỹ phẩm,… Những sản phẩm văn hóa này thu hút sự quan tâm đáng kể của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực đặc biệt là trong giới trẻ ở khắp nơi trên thế giới. Hàn Quốc đã xây dựng được một hình ảnh hấp dẫn, năng động với nhiều biểu tượng văn hóa mà khi nhắc đến có thể nhận diện ngay được thương hiệu văn hóa Hàn Quốc như món kim chi, trang phục truyền thống Hanbok, K-Drama;… 

Tại Việt Nam, các sản phẩm du lịch cộng đồng mang một sức hút rất lớn

Các sản phẩm du lịch cộng đồng tại Việt Nam mang một sức hút rất lớn

Tại Việt Nam có thể kể đến điển hình như sản phẩm du lịch cộng đồng ở Sapa với hình ảnh được quảng bá về những đặc sắc trong văn hóa Mông, Dao ở các bản Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn, Cát Cát,… Hình ảnh những phụ nữ dệt thủ cẩm, những em bé dân tộc hồn nhiên giữa núi rừng… đã để lại ấn tượng sâu đậm đối với du khách nước ngoài. Đặc biệt là có khoảng thời gian rất dài, Sapa là điểm đến được yêu thích nhất và được lựa chọn nhiều nhất đối với khách du lịch Châu Âu và Mĩ đến Việt Nam.

>>Điện Biên: Lấy quảng bá, xúc tiến làm “đòn bẩy” phát triển du lịch

Như vậy có thể thấy, việc vốn hóa các loại tài nguyên văn hóa để trở thành các sản phẩm của công nghiệp văn hóa bằng cách khai thác lồng ghép các giá trị văn hóa truyền thống trong các sản phẩm văn hóa hiện đại đã khiến cộng đồng cảm thấy gần gũi và dễ dàng tiếp cận cũng như dễ dàng chấp nhận chúng.

Phát triển sản phẩm mới dựa trên di sản cũ

Từ ví dụ điển hình về sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa cho thấy, việc tìm kiếm khoảng trống thị trường, định vị phát triển các sản phẩm mới mang tính độc đáo, đơn nhất được xem là nhu cầu sinh tồn của bất kỳ một nền kinh tế nào từ nhỏ đến lớn. Dù là một doanh nghiệp lữ hành, một homestay tư nhân đến kinh tế quốc dân thì tìm kiếm những "đại dương xanh" luôn là một đòi hỏi cấp thiết.

Định vị các sản phẩm mang tính độc đáo chính là một đòi hỏi cấp thiết trong việc xây dưng các sản phẩm du lịch xanh

Định vị các sản phẩm mang tính độc đáo chính là một đòi hỏi cấp thiết trong việc xây dưng các sản phẩm du lịch xanh.

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 18/9/2016 về chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, du lịch văn hóa được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Một ví dụ cụ thể chính là sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa thời bao cấp. Thời bao cấp là tên gọi dùng để chỉ giai đoạn 1975 đến 1986, khi đất nước bước vào thời kỳ hòa bình, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng quê hương. Giai đoạn này hầu hết mọi giao dịch từ nhu yếu phẩm, thực phẩm đều được thực hiện theo chế độ tem, phiếu. Giai đoạn lịch sử này đã in dấu đậm nét trong ký ức của nhiều người dân Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng.

Qua nghiên cứu cho thấy, thời bao cấp đã và đang tồn tại trong trí của nhiều người. Cũng từ đây những mô hình quán cơm thời bao cấp, cà phê bao cấp, những món ẩm thực mang tính truyền thống như cơm độn, canh cua, đậu rán hoặc tìm phiếu để mua cơm - những món ăn kham khổ thời bao cấp khiến khách du lịch trong và ngoài nước đều rất ấn tượng và có được trải nghiệm đáng nhớ để được nhớ về một thời đã qua đi.

Du khách ấn tượng khi được trải nghiệm những không gian văn hóa của một thời lịch sử (Ảnh: Internet)

Du khách ấn tượng khi được trải nghiệm những không gian văn hóa của một thời lịch sử (Ảnh: Internet)

Đây chính là những mô hình kinh doanh hướng tới một phân khúc thị trường mới không vấp phải sự cạnh tranh các sản phẩm xưa cũ hay các sản phẩm trong thị trường hiện đại. Những mô hình kinh doanh như trên đã tạo ra một hệ sinh thái hoàn thiện về thời bao cấp và biến chúng thành những sản phẩm du lịch độc đáo cho thủ đô Hà Nội và nhiều địa phương, được xây dựng dựa trên những chất liệu chân thực từ cuộc sống có thực về một giai thoại lịch sử của Việt Nam.

Do nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi. Do đó dựa trên tính độc đáo về sản phẩm thì việc tìm kiếm sự sáng tạo và phát triển sản phẩm mới lạ là điều tất yếu phải làm. Vì:

Thứ nhất, cần chú trọng chính là hoạt động nghiên cứu thị trường nghiên cứu là một trong những việc cần thiết và quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm mới. Công tác nghiên cứu thị trường có tính chất quyết định trong toàn bộ hoạt động marketing của doanh nghiệp, tìm hiểu thị trường cần gì, khách hàng có nhu cầu ra sao sẽ cho doanh nghiệp hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình.

Thứ hai, ở Việt Nam hiện nay doanh nghiệp ở các lĩnh vực kinh tế nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng rất e ngại vấn đề về chính sách và các thủ tục hành chính. Như bản thân việc phát triển công nghiệp văn hóa được xem là một chiến lược mang tầm quốc gia tuy nhiên, chưa một hành lang pháp lý hay một hệ thống chính sách hỗ trợ nào đối với sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa trong đó có doanh nghiệp du lịch.

Thứ ba, kinh doanh không chỉ là việc cạnh tranh để phân chia thị trường mà còn là quá trình tạo ra những “chiếc bánh” mới hay mở rộng “chiếc bánh” cũ của các doanh nghiệp. Đó được xem là bản chất thực sự trở thành xu hướng phát triển cho doanh nghiệp để hướng tới thị trường toàn cầu hơn lành mạnh hơn.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiến tạo đại dương xanh trong lĩnh vực du lịch tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714367934 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714367934 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10