Làn sóng siết thuế dịch vụ công nghệ số

Diendandoanhnghiep.vn Canada dự kiến “nối gót” Pháp áp thuế dịch vụ công nghệ số (DST) đối với các tập đoàn công nghệ lớn đa quốc gia như Amazon, Google, Facebook...

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới, chắc chắn sẽ có nhiều các quốc gia khác sẽ áp dụng thuế DST đối với các gã công nghệ lớn.

p/Thượng viện Pháp biểu quyết thông qua dự Luật đánh thuế đối với các dịch vụ kỹ thuật số của các tập đoàn công nghệ quốc tế tại Pháp

Thượng viện Pháp biểu quyết thông qua dự Luật đánh thuế đối với các dịch vụ kỹ thuật số của các tập đoàn công nghệ quốc tế tại Pháp

Nguồn thu thuế lớn

Trong chiến dịch tranh cử giúp đảng Tự do chiến thắng hồi tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã kêu gọi áp thuế 3% đối với các doanh nghiệp kỹ thuật số đạt doanh thu tối thiểu 40 triệu CAD tại Canada (tương đương 30 triệu USD) và có tổng thu nhập toàn cầu tối đa 1 tỷ CAD (gần 756 triệu USD).

Theo cương lĩnh của đảng Tự do, việc đánh thuế đối với các quảng cáo trực tuyến và dữ liệu người dùng dự kiến từ ngày 1/4/2020 sẽ đóng góp khoảng hơn 408 triệu USD cho ngân sách Canada trong năm đầu tiên áp dụng chính sách này. Trong giai đoạn 2023-2024, số tiền thu được từ việc đóng thuế nói trên sẽ tăng lên hơn 551 triệu USD/năm.

Như vậy, mức thuế DST mà Canada dự kiến áp dụng, tương tự như loại thuế mà Pháp đã áp dụng từ tháng 7 vừa qua. Theo dự kiến, Pháp sẽ thu được khoảng 400 triệu EUR tiền thuế DST trong năm 2019 và 650 triệu EUR vào năm 2020.

Chính sách của Việt Nam

Dù Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã đề cập đến việc thu thuế của các doanh nghiệp công nghệ lớn, như Amazon, Google, Facebook... tại Việt Nam, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, điều này sẽ gặp không ít khó khăn.

Theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, các “ông lớn” công nghệ không mở Văn phòng Đại diện ở Việt Nam vẫn sẽ phải kê khai, nộp thuế đầy đủ kể từ ngày 1/7/2020.

Luật Quản lý thuế quy định các ngân hàng phải cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Tuy nhiên theo quy định hiện hành, thông tin khách hàng là bí mật, nên không thể cung cấp cho cơ quan thuế.

Trước thực trạng nói trên, các chuyên gia cho rằng, các bên liên quan như NHNN, cơ quan thuế cần có một quy định thống nhất về chia sẻ thông tin thì mới tăng được hiệu quả thu thuế trên không gian số nói chung.

Ngoài ra, để đánh thuế các doanh nghiệp công nghệ quốc tế, các nước ASEAN nên thông qua một khung pháp lý chung về mức thuế cho từng dịch vụ, sản phẩm tương tự như Pháp và các nước EU.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Làn sóng siết thuế dịch vụ công nghệ số tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714528112 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714528112 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10