Luật Hợp tác xã 2012 - Bài 4: Cơ chế tài chính thiếu rõ ràng

Diendandoanhnghiep.vn Cơ chế tài chính thiếu rõ ràng là một trong những nguyên nhân khiến mô hình hợp tác xã không phát triển như mong đợi.

Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hiện cả nước thành lập mới 641 hợp tác xã, 2 liên hiệp hợp tác xã, 1.300 Tổ hợp tác (THT), đạt 42,7% kế hoạch năm 2021. Đến cuối tháng 5/2021, cả nước có 25.667 hợp tác xã, tăng 1.156 hợp tác xã so với cùng kỳ năm 2020, thu hút 6,8 triệu thành viên và 2,5 triệu lao động.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trên thực tế, kinh tế tập thể, hợp tác xã được khẳng định là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế, hiện đang đóng góp 10% GDP của cả nước và đặc biệt có vai trò quan trọng trong mục tiêu kinh tế tăng trưởng bền vững, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và cải thiện môi trường.

Tuy nhiên, nhiều hợp tác xã phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực nội tại còn yếu, sự liên kết giữa các hợp tác xã còn thấp… Một trong số các nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là do cơ chế tài chính thiếu rõ ràng. 

Bình luận về cơ chế tài chính của hợp tác xã, ông Lưu Minh Sang, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nhận định ba vấn đề quan trọng liên quan đến khía cạnh tài chính là: vốn; chế độ sở hữu tài sản; và phân phối thu nhập. Quy định của ba vấn đề này đều trong trạng thái rất chung chung tạo nên tâm lý e ngại khi quản lý cũng như tham gia vào hợp tác xã.

Về vốn, ông Minh Sang cho biết, theo Luật Hợp tác xã 2012, phải ưu tiên huy động vốn từ thành viên, sau đó mới được tiến hành huy động từ các nguồn khác. Quy định này tạo nên sự cản trở không cần thiết đối với mục tiêu mở rộng quy mô của các hợp tác xã. Theo luật hợp tác xã quốc tế, nguyên tắc “tự nguyện và mở rộng” là nguyên tắc quan trọng, nghĩa là hợp tác xã chào đón tất cả mọi người có nhu cầu sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Việc mở rộng thành viên sẽ tạo nguồn lực cho sự phát triển quy mô, tính hiệu quả và gia tăng giá trị trong hoạt động của hợp tác xã.

Vấn đề phân phối thu nhập: Theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012, sự chênh lệch giữa thu và chi trong hoạt động của hợp tác xã sẽ tạo thành thu nhập. Thu nhập này sẽ được trích lập các quỹ theo tỷ lệ quy định; phần còn lại sẽ phân phối lại cho thành viên.

Mức độ trích lập vào các quỹ hiện tại chỉ bị ràng buộc ở mức tối thiểu là 20% đối với quỹ đầu tư phát triển, 5% đối với quỹ dự phòng tài chính. Nghĩa là có thể dùng đến 75% thu nhập để phân phối cho các thành viên.

Trong khi đó, ông Minh Sang cho biết theo thông lệ quốc tế, nguồn thu nhập này cần được ưu tiên cho việc trích lập vào quỹ phát triển để mở rộng quy mô hợp tác xã, bởi mục đích của thành viên hướng đến là lợi ích từ dịch vụ của hợp tác xã chứ không phải lợi nhuận. Khi hợp tác xã phát triển, thành viên cũng theo đó sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn. Nếu tỷ lệ thu nhập dùng để phân phối quá lớn, hợp tác xã không có nguồn lực nội tại để phát triển và cũng dễ đi chệch hướng sang mô hình của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, quy định về cách thức phân phối lại lợi nhuận cho thành viên chưa được luật làm rõ. Theo quy định, việc phân phối thu nhập cho thành viên chủ yếu dựa vào mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên; phần còn lại được chia theo tỷ lệ vốn góp. Tuy nhiên, tỷ lệ phân phối theo mức độ sử dụng dịch vụ ở mức bao nhiêu thì được xem là “chủ yếu” thì luật hoàn toàn bỏ ngỏ và để cho các hợp tác xã tự quyết định.

Các quy định này dẫn đến một nguy cơ là các hợp tác xã sẽ ưu tiên cho việc phân phối thu nhập theo tỷ lệ vốn góp và các thành viên hiện hữu sẽ tìm cách gia tăng tỷ lệ vốn góp, hạn chế tối đa sự tham gia của thành viên bên ngoài. Hợp tác xã sẽ trở nên cục bộ, khó phát triển quy mô và mất đi bản chất vốn có. Kinh nghiệm một số nước, điển hình như Thái Lan, luật quy định rõ việc ưu tiên phân phối thu nhập cho thành viên sử dụng nhiều dịch vụ của hợp tác xã và quy định hạn mức tối đa không quá 10% tỷ lệ thu nhập phân phối theo mức vốn góp.

Về tài sản, ông Sang nhấn mạnh cơ cấu tài sản của hợp tác xã gồm hai phần chính: (i) tài sản không chia; (ii) vốn điều lệ do thành viên góp. Luật hiện hành quy định tài sản không chia bao gồm tài sản hình thành từ sự hỗ trợ của Nhà nước; phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia và các tài sản khác theo quy định của Điều lệ Hợp tác xã.

“Điều đáng băn khoăn là “phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm” chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng quỹ? Phần quỹ đầu tư phát triển không được đưa vào tài sản không chia thì có tính chất pháp lý là gì? Hay toàn bộ quỹ đầu tư phát triển hằng năm là tài sản không chia? Tất cả câu hỏi này đều chưa có câu trả lời một cách minh thị bởi luật hiện hành.

Hơn nữa, công tác quản trị và giám sát việc sử dụng tài sản không chia dường như còn bỏ ngỏ. Minh chứng điển hình là vụ Saigon Co.op, Thanh tra TP HCM đã kết luận tổ chức này đã dùng tài sản không chia để tăng vốn điều lệ trong nhiều năm, biến tài sản không chia thành tài sản của các thành viên”, ông Minh Sang nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật Hợp tác xã 2012 - Bài 4: Cơ chế tài chính thiếu rõ ràng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714509736 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714509736 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10