Lực hấp dẫn mới từ "Phố Hiến"

Diendandoanhnghiep.vn Hưng Yên đã triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể, quyết liệt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhằm cải thiện chỉ số PCI.

>> Kim Động (Hưng Yên): Tăng cường thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp

Chia sẻ với DĐDN, ông TRẦN QUỐC VĂN - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết: Phát huy hơn nữa lợi thế “thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính; lắng nghe, tiếp thu kiến nghị của doanh nghiệp, chuyển từ chính quyền hành chính sang phục vụ, kiến tạo cho doanh nghiệp…

- Thưa ông, trong điều kiện vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 nhưng tỉnh Hưng Yên vẫn là điểm sáng trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Vậy ông có thể chia sẻ đôi nét về vấn đề này?

Khai thác lợi thế nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, sát Thủ đô Hà Nội, nguồn lực dồi dào, giao thông thuận lợi trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Hưng Yên đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp và dịch vụ, xem đây là điểm nhấn của tỉnh. Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hưng Yên thu hút 816 dự án đầu tư, tăng 34,4%, so với giai đoạn 2011 – 2015. Trong đó, 625 dự án trong nước với vốn đăng ký trên 61,7 nghìn tỷ đồng; 191 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký trên 2,24 tỷ USD.

Đặc biệt năm 2021, mặc dù trong điều kiện vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID– 19, nhưng Hưng Yên vẫn thu hút được 69 dự án, trong đó 50 dự án trong nước và 19 dự án FDI, đưa tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh lên 2.058 dự án (1.559 dự án trong nước và 499 dự án FDI), với tổng vốn đăng ký 244.096 tỷ đồng và 5.929,8 triệu USD.

Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh gắn với đảm bảo an toàn phòng chống dịch được thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Năm 2021, tỉnh có thêm 1.200 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,2 %, số vốn đăng ký 22.092 tỷ đồng, tăng 79,5%; 280 doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng 37,2%. Đến nay, toàn tỉnh có 13.405 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt 144.022 tỷ đồng.

Cơ cấu thu hút đầu tư có sự chuyển dịch tích cực, tập trung nhiều hơn vào dự án sử dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tập trung ở các khu công nghiệp (KCN): KCN Phố Nối A, KCN Dệt may Phố Nối, KCN Thăng Long II (Sumitomo), KCN Minh Đức, KCN Yên Mỹ, KCN Yên Mỹ II, KCN Minh Quang... Nhiều dự án có vốn đầu tư lớn, thân thiện với môi trường, tạo việc làm cho nhiều lao động và đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh đã đi vào hoạt động hoặc đang được triển khai thực hiện.

Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 6,52%, cao hơn kế hoạch và so với năm 2020 (Kế hoạch tăng 6,0%; năm 2020 tăng 6,26%); Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,8%; Thu ngân sách đạt trên 19.000 tỷ đồng, tăng hơn 5.000 tỷ so với dự toán được giao. 3 tháng đầu năm nay, GRDP tăng 8,13%; Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,22%; Thu ngân sách đạt 4.982 tỷ đồng.

Với những chủ trương, chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong thời gian qua là một trong những nhân tố quan trọng giúp Hưng Yên từ tỉnh không có khả năng cân đối về thu - chi, từ năm 2017 đến nay đã trở thành tỉnh tự cân đối thu - chi, một phần điều tiết về Trung ương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự lễ khởi công 2 công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên với vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự lễ khởi công 2 công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên với vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Có được kết quả trên là sự nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư. Vậy đâu là những biện pháp căn cơ giúp tỉnh xây dựng một môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và nổi bật so với trong khu vực, thưa ông?

Xác định thu hút đầu tư là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu ngân sách và tạo việc làm cho người lao động, tỉnh đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và định hướng cho từng giai đoạn.

>> Hưng Yên: Thủ tướng đồng ý dừng giao Vidifi làm chủ đầu tư 2 khu công nghiệp

>> Thủ tướng: Hưng Yên có điều kiện để phát triển toàn diện, hài hòa, nhanh và bền vững

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quán triệt, thống nhất, tập trung trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp. Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư, tiếp nhận chọn lọc, ưu tiên các dự án đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, tiến độ triển khai nhanh, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và đóng góp nhiều cho ngân sách...

Khu công nghiệp Phố Nối - Hưng Yên

Khu công nghiệp Phố Nối - Hưng Yên

Tỉnh cũng định kỳ tổ chức các hội nghị gặp mặt nhà đầu tư, doanh nghiệp để nắm bắt và kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc; công khai, minh bạch những cơ chế, chính sách ưu đãi, những dự án ưu tiên đầu tư trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, các sở, ngành.

Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng tập trung công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao các chỉ số PCI, PAPI…

- Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI, tỉnh Hưng Yên đã đưa ra chương trình hành động ra sao, thưa ông?

Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, thời gian qua, tỉnh Hưng Yên đã chủ động xây dựng, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các giải pháp đồng bộ, cụ thể nhằm xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, cải thiện Chỉ số PCI. Bên cạnh việc xây dựng Đề án “Đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, tỉnh đã đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, thi hành công vụ để giải quyết những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp; lắng nghe, tiếp thu kiến nghị của doanh nghiệp; quan tâm, chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp; chuyển từ chính quyền hành chính sang phục vụ, kiến tạo cho doanh nghiệp…

Hưng Yên cũng đã triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể, quyết liệt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhằm cải thiện chỉ số PCI. Trong đó, yêu cầu mỗi cán bộ, công chức, đặc biệt người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong việc thực thi công vụ. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà hoặc chậm chễ trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp…

- Ông có chia sẻ gì với các doanh nghiệp muốn đầu tư, phát triển kinh doanh tại địa phương?

Tỉnh Hưng Yên sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư và cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển, tôn trọng lợi ích của doanh nghiệp thông qua cải cách hành chính, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp về thuế, đầu tư, xây dựng, đất đai, đào tạo lao động... “Chính quyền tận tâm - doanh nghiệp tận lực” sẽ luôn là mục tiêu phấn đấu của các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Trân trọng cảm ơn ông! 

Thu hút đầu tư - Đột phá để phát triển

Cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông là yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư đến với Hưng Yên.

Nằm trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh, Hưng Yên đang trở thành cực tăng trưởng mới của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Kết nối hạ tầng cứng

Trước sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong tỉnh và khu vực, Hưng Yên xác định, “giao thông phải đi trước một bước”. Đồng thời, tỉnh cũng huy động các nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và đô thị, nhất là xây dựng hạ tầng giao thông và các công trình trọng điểm, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX đã xác định, trong nhiệm kỳ 2020-2025 tỉnh Hưng Yên sẽ tập trung mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, trọng tâm là giao thông, với mục tiêu cơ bản đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch các công trình giao thông trọng điểm có vai trò động lực phát triển kinh tế, công trình tăng tính kết nối với thủ đô Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình và các tỉnh trong khu vực...

Để thực hiện mục tiêu trên, cùng với việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án phát triển mạng lưới giao thông tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch khác có liên quan; Hưng Yên sẽ huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nhằm kết nối tốt hơn nữa mạng lưới giao thông của tỉnh với hệ thống giao thông quốc gia.

Hưng Yên phát triển hạ tầng chiến lược, tập trung vào giao thông kết nối, phát triển đô thị, hạ tầng số để thúc đẩy Chính phủ số, công dân số, kinh tế số.

Cuối tháng 12/2021 vừa qua, tỉnh đã khởi công Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên kéo dài và Dự án xây dựng đường bên nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Với tổng vốn đầu tư 4.300 tỷ đồng, 2 dự án được khởi công có ý nghĩa quan trọng với vai trò là tuyến giao thông trọng điểm kết nối với một số tỉnh, thành phố và khu vực.

Nâng chất “hạ tầng mềm”

Trong giai đoạn mới, tỉnh Hưng Yên chú trọng, tạo thuận lợi tối đa và ưu tiên phát triển các KCN quy mô lớn, hiện đại. Đây là chủ trương nhất quán và giải pháp quan trọng hàng đầu để tạo đột phá trong thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Tập trung thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp quy mô lớn, công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vai trò chủ đạo, dẫn dắt các chuỗi cung ứng trong khu vực và toàn cầu, các dự án đầu tư công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn, công nghệ cao, thân thiện môi trường…

Bên cạnh đó, tỉnh cũng công khai, minh bạch các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch, cơ chế, chính sách liên quan đến đất đai, đầu tư, kinh doanh, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và các quy trình, thủ tục hành chính. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tiếp cận kịp thời, đầy đủ, thuận lợi các thông tin về thị trường, quy hoạch, cơ hội đầu tư, đất đai, mặt bằng sản xuất. Trước mắt, tỉnh tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm đi vào hoạt động; tăng nhanh đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong giai đoạn khó khăn do chịu tác động bởi đại dịch COVID-19 hiện nay. Hưng Yên cam kết tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ, tạo sức hấp dẫn nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phấn đấu để Hưng Yên luôn là điểm đến, cơ hội lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lực hấp dẫn mới từ "Phố Hiến" tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714574795 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714574795 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10