Mô hình nhà nước và con đường phát triển của Việt Nam (Bài 2)

Diendandoanhnghiep.vn Thế giới đang ở giai đoạn khủng hoảng về các học thuyết phát triển. Với những gì đang xảy ra, giờ đây rất ít ai có thể nói rõ ràng một mô hình nào đó.

Việt Nam đang bước vào kỳ Đại hội XIII của Đảng với niềm tin, khí thế mới.

Việt Nam đang bước vào kỳ Đại hội XIII của Đảng với niềm tin, khí thế mới.

Kinh tế thị trường tự do có gần 3 thập kỷ hoàng kim và được xem là lựa chọn tốt nhất khi Reagan và Thatcher cổ vũ cho mô hình này từ đầu thập niên 1980. Tuy nhiên, những trục trặc của nó đã bộc lộ vào cuộc khủng hoảng 2007-2008. Mô hình dân chủ gắn với tam quyền phân lập đã có gần 3 thập kỷ hoàng kim và được xem là lựa chọn tốt nhất kể từ khi bức tường Berlin và hệ thống XHCN sụp đổ từ cuối thập niên 1980.

Tuy nhiên, những trục trặc nghiêm trọng của nó đã bộc lộ với sự nổi lên của dân túy gần đây.

Có một thực tế, ít nhất là từ sau thế chiến thứ hai đến nay, các nước đang phát triển có thể thành công và đi đến thịnh vượng gắn với dân chủ hóa trong vòng 30-50 năm (nhất là các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương) đều theo mô hình thiểu số cai trị gắn với vai trò của tư bản nhà nước (được gọi là nhà nước kiến tạo/phát triển ở các nước đông Á). Tuy nhiên, mô hình này cũng có những trục trặc rất nghiêm trọng ở rất nhiều nước. Hơn thế, điều cần lưu ý là dân chủ hóa hay sự tham gia của đông đảo người dân vẫn là cái đích đến của xã hội loài người. Tham gia vào các hoạt động trong xã hội là một quyền con người cơ bản.

M

Dịch COVID-19 làm cho những yếu điểm của thị trường tự do và mô hình dân chủ bộc lộ rõ hơn.

Dịch COVID-19 làm cho những yếu điểm của thị trường tự do và mô hình dân chủ bộc lộ rõ hơn và nó cho thấy vai trò của nhà nước và sự hưởng ứng của số đông. Những xã hội mà số đông người dân ý thức/chấp nhận một số giới hạn về tự do cá nhân và tuân thủ/phải theo tập thể có vẻ hiệu quả hơn trong việc phòng chống và ứng phó với dịch bệnh.

Thế giới đang có những biến động chưa từng có trong lịch sử loài người. Có lẽ đây là giai đoạn chuyển mình sang hình thái kinh tế và cấu trúc xã hội rất khác với những gì đang tồn tại. Nó có thể giống như điểm chuyển sau cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp gần cuối thế kỷ 18; kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai; và kết thúc chiến tranh lạnh vào cuối thập niên 1980. Hơn thế, COVID-19 đã làm cho thế giới khi bước vào thập thiên thứ 3 của thế kỷ 21 khác hẳn với thời gian trước đó.

(Còn tiếp)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mô hình nhà nước và con đường phát triển của Việt Nam (Bài 2) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714250536 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714250536 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10