Mỹ “tuyên chiến” với tàu cá Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã rất gay gắt đối với Trung Quốc trong một báo cáo mới về đánh bắt cá trái phép, đồng thời kêu gọi các quốc gia đoàn kết chống lại các quốc gia săn mồi trên Biển Đông.

Các tàu cá Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Các tàu cá Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Đánh bắt cá bất hợp pháp là tập hợp các hoạt động đánh bắt thiếu trung thực, cả trên biển cả và trong các khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia, đe dọa an ninh địa chính trị toàn cầu và sự thịnh vượng và làm suy yếu trật tự dựa trên luật lệ; đặc biệt là khi nhu cầu trên toàn thế giới về cá như một nguồn cung cấp protein tiếp tục tăng.

Trong báo cáo vừa được công bố ngày 17/9, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã chỉ trích lực lượng dân quân vũ trang trên biển của Trung Quốc trong việc đánh bắt cá bất hợp pháp. Theo báo cáo này, Bắc Kinh đã thực thi các yêu sách chủ quyền phi pháp của họ ở biển Đông bằng cách dùng tàu thuyền tràn ngập vùng biển xung quanh các đảo tranh chấp để đẩy lùi các bên có tranh chấp.

Cụ thể, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng tàu cá, dân quân biển để thực thi các yêu sách chủ quyền phi pháp của họ ở Biển Đông bằng cách dùng tàu thuyền tràn ngập vùng biển xung quanh các đảo tranh chấp để đẩy lùi các bên có tranh chấp. “Lực lượng dân quân biển thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Trung Quốc, ước tính hơn 3.000 tàu, tích cực thực hiện các hành vi gây hấn ở cả các vùng biển không thuộc vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia lẫn vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác, ép buộc và đe dọa các ngư dân hợp pháp trong chiến lược hàng hải lâu dài của Bắc Kinh”. - báo cáo nhấn mạnh.

Thời gian gần đây, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã thể hiện lập trường ngày càng quyết đoán đối với Trung Quốc thông qua việc tham gia tập trận và các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang rạn nứt, báo cáo kể trên cho thấy quyết tâm của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ trong việc tăng cường hoạt động chống lại đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc, ước tính gần đây có khoảng 17.000 tàu, với hơn 12.000 trong số đó hoạt động ở các vùng biển không phải của Trung Quốc.

Tàu cá ở thị trấn Xincun, tỉnh Hải Nam ra khơi hôm 16-8. Ảnh: Tân Hoa Xã

Tàu cá ở thị trấn Xincun, tỉnh Hải Nam ra khơi hôm 16/8. Ảnh: Tân Hoa Xã

Mặc dù các tàu Trung Quốc không phải là những người duy nhất đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của các quốc gia khác, nhưng một báo cáo tháng 6 của Viện Phát triển Hải ngoại có trụ sở tại London đã chỉ ra Trung Quốc là nước đóng góp lớn nhất vào "cuộc khủng hoảng nghề cá toàn cầu" vì đội tàu đánh bắt xa bờ của nước này là lớn nhất trên thế giới. 

Trong chỉ số đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) năm 2019 do Sáng kiến Toàn cầu chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia phát triển, Trung Quốc được xếp hạng là quốc gia có điểm kém nhất.  "Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ sẽ làm sáng tỏ hoạt động của những kẻ vi phạm trật tự dựa trên quy tắc quốc tế, vạch trần và quy trách nhiệm cho những kẻ săn mồi nghiêm trọng nhất". - báo cáo nhấn mạnh.

Báo cáo cũng nêu rõ: "Các quốc gia săn mồi và vô trách nhiệm nhắm mắt làm ngơ trước việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và thiếu kiểm soát sẽ bóp méo thị trường, thách thức an ninh và thịnh vượng, đồng thời gây bất ổn cho các quốc gia đang gặp rủi ro trên toàn cầu".

Trước đó, hồi tháng 2/2020, Đô đốc Karl Schultz, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã từng cho rằng "Trung Quốc là một trong những tác nhân tiến hành hoạt động đánh bắt cá săn mồi tồi tệ nhất và là mối đe dọa đối với an ninh lương thực của các quốc gia khác". “Đây là một thách thức an ninh quốc gia cần phải có phản ứng rõ ràng”, ông nhận định. 

Và trong báo cáo ngày 17/9 của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ cũng có các nhận xét tương tự. Mặc dù không đề cập đến Trung Quốc trong ba “Biện pháp cần nỗ lực” mà báo cáo cho biết Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ sẽ thực thi, nhưng báo cáo có một sự nhấn mạnh rõ rệt về hành vi “săn mồi”, loại hành vi mà Tư lệnh Schultz gán cho Trung Quốc. 

Hôm 17/9 vừa, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã xuất hiện trong một cuộc thảo luận đã được ghi âm trước do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington tổ chức, lưu ý vai trò của Mỹ trong việc giúp các nước khác giám sát tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển của họ. Vị Tư lệnh này đã chỉ ra một trường hợp vào tháng 7 khi một tàu của Bộ Chỉ huy Phương Nam của Hoa Kỳ đã giúp Ecuador xác định vị trí một hạm đội Trung Quốc gồm 300 tàu hoạt động ngay bên ngoài vùng biển của Ecuador.

Trong một hội thảo liên quan tới Biển Đông mới đây, chuyên gia John McManus tại Đại học Miami (Mỹ) cũng cho rằng, các tàu cá Trung Quốc nổi tiếng mạnh tay khai thác và thường được tàu cảnh sát biển hộ tống khi đánh bắt xa bờ. Chuyên gia McManus cho biết chính quyền và quân đội Trung Quốc tài trợ đáng kể cho các đội tàu cá tiến hành hoạt động đánh bắt ở Biển Đông. “Điều này dẫn đến tình trạng đánh bắt quá mức, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật biển”, ông McManus cảnh báo.

Mặc dù khó dự đoán khi nào nguồn hải sản ở Biển Đông sẽ cạn kiệt, thế nhưng theo ông John McManus, ở bãi cạn Scarborough (bãi cạn Trung Quốc giành quyền kiểm soát từ Philippines hồi năm 2012), Trung Quốc chẳng những cho tàu quây kín không cho ngư dân Philippines đánh bắt cá mà nước này còn cho tàu các tàu có các lưỡi cắt để đào sâu xuống đáy biển nhằm khai thác loài trai khổng lồ”.

“Một nước đánh bắt quá nhiều thì đương nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến các nước khác. Nó cũng giống như trong cuộc sống hàng ngày, khi cơ hội trao cho bạn nhiều hơn thì cơ hội dành cho người khác sẽ ít đi. Vì thế nên cách tốt nhất ở đây là phải dừng ngay những tuyên bố chủ quyền phi lý. Nếu không muốn nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, các nước liên quan cần phải ngồi lại với nhau để tính toán lại, phối hợp xây dựng kế hoạch đánh bắt ở Biển Đông". - ông John McManus nói.

Theo vị chuyên gia này, chúng ta cần một thỏa thuận hòa bình, có thể kéo dài 30 năm rồi gia hạn và tiến tới thỏa thuận quản lý Biển Đông về nguồn lợi thủy sản. "Theo tôi, cần phải có một công viên xanh để bảo tồn đa dạng sinh học ở Biển Đông. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là điều dễ thực hiện bởi chắc chắn nó sẽ vấp phải sự phản đối của các nước có lợi ích trực tiếp khi nguồn thu của họ bị ảnh hưởng”. - Chuyên gia McManus đề xuất giải pháp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ “tuyên chiến” với tàu cá Trung Quốc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714651051 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714651051 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10