Ngành giáo dục lại “đại phẫu” không trúng "bệnh"

Diendandoanhnghiep.vn Việc đưa danh sách thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên vào “vòng bí mật” khiến dư luận băn khoăn, thắc mắc.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước trong phiên họp công bố xét công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư

Hội đồng Giáo sư Nhà nước trong phiên họp công bố xét công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Ảnh: Huy Huy/Thanh Niên.

Trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của các cấp Hội đồng giáo sư (gọi tắt là Thông tư sửa đổi) mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) dự kiến bãi bỏ điểm e khoản 3 Điều 7 của Quy chế mà Bộ này ban hành tại Thông tư số 04/2019/TT-BGDĐT trước đó (ban hành ngày 28/3/2019).

Tức là, bãi bỏ yêu cầu công khai trên trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) danh sách thành viên, cùng với bản tóm tắt lý lịch khoa học của mỗi thành viên. Việc này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, không đồng tình trong dư luận và các chuyên gia.

Trước những lùm xùm từ dư luận, ông Trần Anh Tuấn- Chánh Văn phòng HĐGSNN cho biết Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) là đơn vị soạn thảo dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của các cấp hội đồng giáo sư và xác nhận “Thông tư đang trong thời gian lấy ý kiến”.

Quả thật, thời gian qua, đã có nhiều phân tích mổ xẻ nguyên nhân của những hiện tượng đáng buồn này từ các góc độ khác nhau: Chính sách giáo dục, những biến đổi theo chiều hướng đi xuống của đời sống văn hóa xã hội nói chung, căn bệnh thành tích nặng nề, và đặc biệt là sự vào cuộc không sát sao của tư lệnh ngành giáo dục trong công cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19…

Nhưng có một khía cạnh rõ ràng không thể thờ ơ. Đó là những lộn xộn trong việc tuyển dụng, phong học hàm, học vị cho người thầy – những người không chỉ mang trọng trách truyền thụ kiến thức mà còn cả nhân cách cho học sinh, sinh viên.

Dư luận và nhiều chuyên gia đã không quá khi nói chất lượng GS, PGS không cao, không thực chất, đang ở trong tình trạng “báo động đỏ”. Nếu so sánh với khu vực, số lượng nghiên cứu công bố trên tạp chí ISI/Scopus của Việt Nam cũng tụt hậu so với Thái Lan hay Singapore. Ước tính, đến năm 2030, số bài báo khoa học của Việt Nam chỉ bằng Singapore hiện tại. Đến năm 2025, Việt Nam bằng Thái Lan năm 2016.

Không chỉ số lượng ít, chất lượng các công bố thông qua chỉ số trích dẫn của Việt Nam cũng kém so với các nước ASEAN, nhất là Philippines và Singapore. Bên cạnh đó, một vấn đề nhiều nhà khoa học quan tâm là nghiên cứu Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều “ngoại lực”. Có tới 80% các công trình khoa học đứng tên chung hoặc hợp tác với người nước ngoài.

Với chất lượng GS, PGS không cao, đòi hỏi quy trình xét duyệt các ứng viên càng nghiêm ngặt và những người ở vị trí “cầm cân nảy mực” kia đòi hỏi phải xứng đáng cả về  trình độ chuyên môn lẫn phẩm chất chính trị.

Đã là hội đồng xét công nhận thì đều phải công khai để biết được tài năng, kinh nghiệm của các thành viên hội đồng đó đến đâu, có đủ tư cách tham gia hội đồng hay không, đồng thời cũng để giám sát xem hội đồng đó có lợi ích nhóm không, có thiên vị cá nhân không.

Bản thân các ưng viên GS, PGS cũng cần được biết người chấm điểm, xét chọn mình là ai, trình độ như thế nào, còn cứ mù mờ thì không ai biết được và cũng không giám sát được.

“Nếu không công khai thì không tránh khỏi nguy cơ thành viên hội đồng làm những chuyện không phù hợp với quy định, vì lợi ích nhóm rồi nghi kỵ lẫn nhau, người nọ đổ thừa cho người kia” - GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn nói.

Có thể nói, những thành viên HĐGSNN phải luôn là những người thầy xuất sắc trong số những người thầy. Vì vậy, chẳng có người thầy xuât sắc nào lại không muốn công khai thành tích của mình khi tổ chức yêu cầu.

Việc đưa danh sách thành viên HĐGSNN và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên vào “vòng bí mật” để lại cho dư luận nhiểu khúc mắc, như Bộ làm vậy nhằm mục đích gì và Bộ có trách nhiệm phải giải thích cho rõ về việc này, đồng thời đề nghị phải công khai như trước đây.

Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hết sức hệ trọng, biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Ngay từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, ngành giáo dục đang có những cuộc “đại phẫu”, nhưng có vẻ người ta “đại phẫu không trúng bệnh”. Và bản dự thảo Thông tư sửa đổi trên như là một bước thụt lùi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành giáo dục lại “đại phẫu” không trúng "bệnh" tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714236347 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714236347 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10