Nhà đại tư sản Thiên Chúa giáo Ngô Tử Hạ: Bậc nhân sĩ lớn

Diendandoanhnghiep.vn Báo chí phát hành thời đó còn in hình và viết bài về vị đại tư sản 63 tuổi Ngô Tử Hạ khăn đóng, áo the kéo xe bò qua các phố quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm, đến từng nhà nhận gạo, ngô, tiền cứu đói.

>>Doanh nhân và bài học đạo đức

Ngô Tử Hạ là người đứng đầu Hội cứu tế, cứu đói. Báo chí phát hành thời đó còn in hình và viết bài về vị đại tư sản 63 tuổi Ngô Tử Hạ khăn đóng, áo the kéo xe bò qua các phố quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm, đến từng nhà nhận gạo, ngô, tiền cứu đói.

Cụ Ngô Tử Hạ, đại biểu Quốc hội (khóa I) cao tuổi nhất, đang kéo chiếc xe quyên góp và phân phối gạo trong Ngày cứu đói. Nguồn ảnh tư liệu

Cụ Ngô Tử Hạ, đại biểu Quốc hội (khóa I) cao tuổi nhất, đang kéo chiếc xe quyên góp và phân phối gạo trong Ngày cứu đói. Nguồn ảnh tư liệu

Và khi xe đến Nhà Hát lớn thì gặp Bác Hồ. Bác Hồ xúc động ôm cụ, chỉ vào lương thực: “Đây mới là gạo đại đoàn kết. Nước ta có nhiều thứ gạo ngon, nhưng bây giờ đây là gạo ngon nhất”.

Khoảng đầu tháng 8/1973, thấy bệnh tình của cụ Ngô Tử Hạ ngày càng xấu đi, đại diện gia đình có đến báo cáo với cơ quan Mặt trận Trung ương, nhờ Mặt trận có kế hoạch cùng gia đình lo hậu sự cho cụ.

Đồng chí Xuân Thuỷ, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận - Mặt trận Trung ương đã triệu tập hội nghị để bàn công việc trên và chuẩn bị sẵn Điếu văn của Trung ương về thân thế và sự nghiệp của vị nhân sĩ Thiên Chúa giáo nổi tiếng, nhà đại tư sản yêu nước tiêu biểu, cố vấn về tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm đầu khi dân ta mới giành được độc lập.

Tham gia cuộc họp có đại diện các văn phòng: Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, UBTW MTTQ Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, lãnh đạo Ủy ban liên lạc những người công giáo yêu Tổ quốc, yêu hoà bình, lãnh đạo tỉnh Hà Nam Ninh và một số chuyên gia từng làm việc với cụ thời kỳ Cách mạng tháng Tám…

Qua ý kiến của mọi người, tôi biết rõ hơn về một nhà tư sản, một nhân sĩ gắn bó với cách mạng.

Ngô Tử Hạ sinh năm 1882 tại một vùng quê nghèo tại làng Quy Hậu, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong một gia đình nông dân theo đạo Thiên Chúa. Thuở nhỏ, ông theo học trong trường dòng. Là một học sinh chăm học, lại thông minh nên ông luôn được xếp là học sinh giỏi nhất lớp. Ông thông thạo tiếng Pháp.

Cũng như nhiều gia đình nông dân ở Kim Sơn thời đó, ông lập gia đình khá sớm. Năm 17 tuổi vợ ông qua đời để lại hai con nhỏ. Để con lại cho bố mẹ nuôi, ông bỏ quê lên Hà Nội làm đủ mọi nghề kiếm sống và gửi tiền về để nuôi con.

Nghề cuối cùng và cũng là nghề giúp ông xây dựng nghiệp lớn đó là nghề in. Lúc đầu ông vào làm thuê cho một cơ sở in bao bì, mà chủ yếu là in vỏ bao thẻ hương. Vốn thông minh, chịu khó làm và sử dụng vốn tiếng Pháp sẵn có để đọc tài liệu kỹ thuật nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao năng suất lao động nên thu nhập của ông không ngừng tăng.

>>Xây dựng chương mới về Doanh nhân Việt Nam

>>Doanh nhân tiêu biểu tạo động lực các thế hệ khởi nghiệp kinh doanh

Sau vài năm dành dụm, ông đã mua được máy in và mở cơ sở in của riêng mình. Kinh tế ổn định, ông xây dựng gia đình với một cô gái Hà Thành. Biết cách làm ăn, lại được sự giúp đỡ của vợ và gia đình vợ, ông “phất” rất nhanh, mua thêm nhiều máy in loại hiện đại, mở rộng phát triển ngành in và trở thành người nổi tiếng nhất Đông Dương trong lĩnh vực in ấn, là một trong 300 nhà tư sản giàu nhất Đông Dương thời đó.

Trước Cách mạng tháng Tám, các nhà in của ông là cơ sở in sách báo của các nhân sĩ, trí thức yêu nước. Ông từng đảm nhiệm chức Giám đốc tạp chí Đông Thanh, là thành viên của Ban Trị sự báo Nam Phong và Hội viên Hội đồng thành phố Hà Nội.

Đầu năm 1945 ông tham gia Mặt trận Việt Minh. Các nhà in của ông trở thành cơ sở in sách báo, tài liệu tuyên truyền cổ động của Việt Minh, đặc biệt là in một khối lượng khá lớn truyền đơn của Việt Minh, Lệnh Tổng khởi nghĩa của Ủy ban dân tộc giải phóng nhằm cổ vũ nhân dân vùng lên giành chính quyền, in Tuyên ngôn Độc Lập của Chủ tịch Hồ Chính Minh.

Đây cũng là nơi in những tờ giấy bạc đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cũng như ông Đỗ Đình Thiện, ông đã ủng hộ chính quyền cách mạng hàng tạ chữ chỉ để in ấn các tài liệu.

Là chủ những nhà in lớn, ông có quan hệ bằng hữu với các chí sĩ yêu nước nổi tiếng thời đó như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Bùi Bằng Đoàn… Ông tham gia cùng Nguyễn Văn Tố thành lập Hội truyền bá chữ quốc ngữ và sau Cách mạng tháng Tám, ông là thành viên của Ban Vận động phong trào bình dân học vụ do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Các nhà in của ông in một khối lượng khá lớn sách miễn phí phục vụ phong trào bình dân học vụ.

Ngô Tử Hạ ngoài cùng bên trái. Nguồn ảnh tư liệu

Cụ Ngô Tử Hạ ngoài cùng bên trái. Nguồn ảnh tư liệu

Ngô Tử Hạ là người đứng đầu Hội Cứu tế, cứu đói. Báo chí phát hành thời đó còn in hình và viết bài về vị đại tư sản 63 tuổi Ngô Tử Hạ khăn đóng, áo the kéo xe bò qua các phố quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, đến từng nhà nhận gạo, ngô, tiến cứu đói.

Và khi xe đến Nhà hát Lớn thì gặp Bác Hồ. Bác Hồ xúc động ôm cụ, chỉ vào xe lương thực: “Đây mới là gạo đại đoàn kết. Nước ta có nhiều thứ gạo ngon, nhưng bây giờ đây là gạo ngon nhất”.

Cụ cùng Hồ Chủ tịch làm lễ cầu siêu tại Nhà thờ Lớn cho hơn hai triệu đồng bào bị chết đói năm 1945.

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta được tổ chức vào ngày 6/1/1946. Qua cuộc bầu cử nhân dân ta đã bầu ra 330 đại biểu, trong đó Việt Minh có 120 đại biểu, Đảng Dân chủ 46, Đảng Xã hội 24, số đại biểu không đảng phái là 143.

Cụ Ngô Tử Hạ là người cao tuổi nhất và có vai trò quan trọng trong việc đoàn kết các phe phái, nhất là làm cầu nối giữa Việt Minh do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo với các đảng phái thời ấy.

Sau bầu cử, để ngăn chặn và phân hoá hàng ngũ những đảng phái chính trị nhằm đảo bảo những thành quả mà nhân dân ta vừa giành được, Việt Minh ký Tuyên bố đoàn kết với Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội; ký Thoả hiệp Việt Nam Quốc dân Đảng; ra Thông cáo chung với Việt Nam cách mạng Đồng minh Hội về việc giao thiệp với Việt Nam Quốc dân Đảng; ký Thoả thuận với Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng về việc thành lập Chính phủ liên hiệp và dành 20 ghế đại biểu Quốc hội không qua bầu cử cho Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội và 50 ghế đại biểu cho Quốc dân Đảng.

ụ Ngô Tử Hạ đọc diễn văn trong cuộc Vận động cứu đói tại Hà Nội. Nguồn ảnh tư liệu

Cụ Ngô Tử Hạ đọc diễn văn trong cuộc Vận động cứu đói tại Hà Nội. Nguồn ảnh tư liệu

Trong cuộc “dàn xếp” lịch sử này có vai trò quan trọng của cụ Ngô Tử Hạ, một nhân sĩ có uy tín lớn với các đảng phái, “người bạn tâm giao của Hồ Chủ tịch” như nhận xét và đánh giá của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Phiên họp đầu tiên Quốc hội khoá I diễn ra vào ngày 2/3/1946. Cụ Ngô Tử Hạ được cử giữ chức Chủ tịch Đại hội đồng Quốc hội và chủ toạ cuộc họp, đọc Lời khai mạc và Tuyên ngôn của Quốc hội. Cũng tại phiên họp này, cụ được bầu vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong thời gian đầu xây dựng chính quyền cách mạng, cụ Ngô Tử Hạ là cố vấn về tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính cụ đã đề nghị Bác Hồ chọn ngày 2/9/1945 làm ngày Độc lập vì ngày đó là ngày Chúa Nhật.

Toàn quốc kháng chiến. Gia đình cụ tản cư về Ninh Bình. Quân Pháp nhảy dù xuống Ninh Bình, tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc cụ, cụ rất mực từ chối. Để giữ vững khí tiết của một nhân sĩ yêu nước và niềm tin vào cách mạng, được sự giúp đỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ và gia đình sang định cư ở Thuỵ Sỹ từ năm 1947.

Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hoà bình được lập lại ở Đông Dương. Với sự giúp đỡ của Chính phủ, cụ trở về nước và tiếp tục làm việc trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Người dân Thủ đô tham gia Tuần lễ Vàng, năm 1945. Nguồn ảnh tư liệu

Người dân Thủ đô tham gia Tuần lễ Vàng, năm 1945. Nguồn ảnh tư liệu

Tháng 9/1955, Đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội, cụ được bầu vào Đoàn Chủ tịch và giữ chức Chủ tịch Ủy ban liên lạc những người yêu công giáo, yêu Tổ quốc, yêu hoà bình của Thủ đô Hà Nội.

Năm 1960, gia đình cụ làm đơn xin hiến cho Chính phủ toàn bộ bất động sản mà gia đình đang sở hữu, chỉ giữ lại 200 m2 để làm chỗ ở và nơi thờ tự. Theo bản kê khai ngày 29/7/1960 về nhà đất hiến cho Nhà nước, gồm: nhà 24-48 Lý Quốc Sư, nhà 2/12 Ngõ Huyện, biệt thự 60 Nguyễn Du, số nhà 8 Lý Quốc Sư, nhà số 4 ngõ 338 Thịnh Yên, nhà số 31 Hàng Bông.

Cụ Ngô Tử Hạ gắn bó với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Cụ tham gia Việt Minh, Liên Việt rồi MTTQ Việt Nam.

Nhận xét về cụ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát biểu: “Là một giáo dân yêu nước, thương dân sớm tham gia Mặt trận Việt Minh, có đóng góp lớn cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, trước đây thường xuyên gặp Bác Hồ và quen thân với tôi”. Cụ Ngô Tử Hạ là hiện thân của tinh thần “Kính Chúa, yêu nước”, tinh thần “đoàn kết lương giáo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ mất ngày 29/8/1973 thọ 91 tuổi.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhà đại tư sản Thiên Chúa giáo Ngô Tử Hạ: Bậc nhân sĩ lớn tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714112562 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714112562 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10