Những cảnh báo từ WB

Diendandoanhnghiep.vn Quản trị chiến lược từ bên trong và chuyển dịch chuỗi cung ứng, công nghệ, từ góc độ quan tâm của đối tác, tiềm năng của đất nước là những vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý.

LTS: Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Công Thương nghiên cứu và chỉ đạo doanh nghiệp đối với khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về tình hình kinh tế Việt Nam, với những lưu ý như: thúc đẩy mở rộng thị trường, sáng tạo sản phẩm mới để nâng cao khả năng chống chịu đối với các ngành xuất khẩu...

Chia sẻ với DĐDN, TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, quản trị chiến lược từ bên trong và chuyển dịch chuỗi cung ứng, công nghệ, từ góc độ quan tâm của đối tác, tiềm năng của đất nước là những vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý.

- Cảnh báo của WB về các vấn đề đang tác động ra sao tới kinh tế Việt Nam, thưa ông?

Bất ổn kinh tế, chính trị thế giới khiến đà phục hồi kinh tế thế giới từ năm 2022 vốn được dự báo là chững lại, do cuộc chiến này sẽ còn giảm nữa, trong đó có nhiều đối tác của Việt Nam. Giá dầu và hàng hóa tăng, nhưng sức chống chịu của mỗi nền kinh tế lại là khác nhau. Hơn nữa, áp lực lạm phát vốn đã có và ta phải hạn chế nó, nhưng nay lại đứt gãy, nguyên liệu, giá xăng tăng, do đó, Chính phủ càng phải quyết liệt linh hoạt thực hiện chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.

Trước cú sốc từ bên ngoài không thể đoán định được, Việt Nam cần đưa ra kịch bản ứng phó linh hoạt và nhanh chóng vào cuộc, từ chính sách vĩ mô đến những vấn đề sát sườn của doanh nghiệp như thị trường, khách hàng, đối tác, logistics… Chúng ta phải có các kịch bản, tính toán những giải pháp để không phá vỡ ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát “dềnh” lên quá mức.

- Vậy về mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay, ông có nhận định thế nào?

Để đánh giá tác động đến Việt Nam, cần nhìn nhận về năng lực của nền kinh tế. Về nền tảng vĩ mô, Việt Nam là quốc gia vẫn còn thâm hụt ngân sách, song những năm qua, tính bền vững của ngân sách đã tốt lên, biểu hiện ở tỷ lệ nợ công/GDP giảm, thâm hụt ngân sách không còn theo chiều hướng gia tăng, giữ được lạm phát tương đối thấp, hệ thống tài chính ngân hàng cũng lành mạnh hơn.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm nhà máy sản xuất của Tập đoàn Thaco tại Quảng Nam. Ảnh H. Văn

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm nhà máy sản xuất của Tập đoàn Thaco tại Quảng Nam. Ảnh H. Văn

Có nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế thế giới sẽ lâm vào tình trạng “đình lạm”, tức là vừa đình đốn vừa lạm phát, đó là kịch bản có khả năng sẽ xảy ra nếu tình hình căng thẳng địa chính trị hiện nay tiếp tục kéo dài. Đối với Việt Nam, trước khi xảy ra cuộc xung đột Nga - Ukraine, dự báo tăng trưởng kinh tế có khả năng đạt 6 - 6,5%, thậm chí là 7%, nhưng hiện nay là khó... Xu hướng chung là kinh tế sẽ phục hồi song có thể không như kỳ vọng, mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% cũng khó có được.

Đặc biệt, có thách thức với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, đó là khi các Chính phủ đang điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng siết lại, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của thế giới, có thể chậm lại. Khi đó, việc tận dụng cơ hội của Việt Nam cũng sẽ khó khăn hơn, dịch chuyển dòng vốn sẽ khác...

- Theo ông, đâu là các giải pháp cho nền kinh tế và cho cộng đồng doanh nghiệp để ứng phó với bối cảnh hiện tại?

Để nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế hiện nay có 3 nhóm vấn đề bao gồm: Thứ nhất, duy trì ổn định vĩ mô, liên quan tính bền vững của cân đối ngân sách, sự lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ hai, với một nền kinh tế mở thì phải chú trọng cân đối giữa khả năng cạnh tranh, tận dụng các cơ hội đem lại từ hội nhập và thị trường trong nước. Đối với doanh nghiệp là nâng cao năng lực cạnh tranh, không chỉ những vấn đề nền tảng mà còn là năng lực quản trị rủi ro.

Thứ ba, là hệ thống an sinh xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, bên cạnh việc xây dựng chính sách bảo hiểm, an sinh xã hội, chúng ta có thể học hỏi thêm kinh nghiệm từ các quốc gia khác.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, trước tiên cần nhìn nhận các xu hướng của thế giới hiện nay như: Chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng, phát triển bền vững (xanh, an toàn, nhân văn), gắn với xu hướng mới về tiêu dùng, các cam kết hội nhập, vấn đề địa chính trị thế giới, tự do hóa, hội nhập va đập mạnh mẽ với chủ nghĩa bảo hộ... Từ đó để thấy cách sống, cách kinh doanh, cách làm chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp hiện nay rất khác. Ngày nay vốn xã hội quan trọng hơn vốn tiền bạc rất nhiều. Trong đó, vốn xã hội là kết nối, là cách ứng xử với đối tác, thị trường,... Quan trọng nhất của kết nối là phải có “phép chia”, tức là cùng thắng “win – win” và cũng phải cùng chấp nhận chia sẻ rủi ro.

Một vấn đề nữa là sáng tạo, nhưng khía cạnh đầu tiên là sản phẩm. Một sản phẩm đầy đủ ý nghĩa thì trước hết phải “xanh, an toàn, nhân văn”; Đồng thời tạo được sự tương tác khách hàng với sản phẩm. Do đó, phải không ngừng sáng tạo sản phẩm, biết cách học để thích ứng với khoa học công nghệ, vì công nghệ thay đổi rất nhanh, không ai có thể biết hết và chính xác được.

Nhìn chung, quản trị chiến lược với doanh nghiệp từ bên trong có hai vấn đề cốt lõi nhất là công nghệ và văn hóa, nhưng gốc nhất là văn hóa.

- Xin cảm ơn ông!

Báo cáo của WB công bố "Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam" tháng 3/2022, đưa ra một số lưu ý đối với Việt Nam thời gian tới, cụ thể: Cơ quan chức năng nên khuyến khích các nhà sản xuất tìm kiếm thị trường mới và đổi mới sáng tạo sang những sản phẩm mới, thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu và hiệp định thương mại tự do hiện có để nâng cao khả năng chống chịu của ngành xuất khẩu trong bối cảnh mới. Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá trong nước do giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và còn có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những cảnh báo từ WB tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714128618 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714128618 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10